Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ năm, 21/04/2022 20:30 (GMT+7)

Ngày 21/4: Hà Nội lần đầu về dưới 1.000 ca COVID-19 mới trong ngày

Sở Y tế Hà Nội ngày 21/4 thông tin trong 24 giờ qua qua ghi nhận 986 ca bệnh. Đây là lần đầu tiên sau 4 tháng (từ 14/12) Hà Nội giảm số ca mắc về dưới 1.000 ca/ngày.

Bệnh nhân phân bố tại 254 xã, phường, thị trấn thuộc 30/30 quận, huyện, thị xã.

Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Hoàng Mai (87); Nam Từ Liêm (78); Sóc Sơn (76); Bắc Từ Liêm (72).

Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 29/4/2021) là 1.538.325 ca với 1.335 ca tử vong.

tm-img-alt
Ảnh: Internet.

Hiện chỉ còn hơn 123.300 ca đang điều trị, theo dõi; trong đó có 423 ca điều trị tại các bệnh viện; gần 123.00 ca theo dõi cách ly tại nhà.

Tại cuộc họp phòng chống dịch hôm qua, Phó Giám đốc Sở Y tế Vũ Cao Cương cho rằng, dịch bước vào giai đoạn thoái trào, tuy nhiên, khó kết thúc sớm; số ca mắc, chuyển nặng sẽ tiếp tục giảm, cần trọng tâm vào điều trị, giảm tử vong; hệ thống y tế dần trở về trạng thái bình thường mới.

Thông tin thêm về công tác tiêm chủng vaccine COVID-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi, Phó Giám đốc Sở Y tế cho biết, tính từ ngày 16 đến 20/4 đã tiêm được 40.497 mũi/370.631 đối tượng trẻ cần tiêm, đạt 10,9%.

Theo ông Cương, trẻ sẽ được tiêm 2 mũi vaccine Moderna, khoảng cách giữa 2 mũi là 28 ngày. Riêng với trẻ 11 tuổi 10 tháng sẽ trì hoãn việc tiêm cho đến khi trẻ đủ 12 tuổi và tổ chức tiêm vaccine Pfizer.

Cùng chuyên mục

Nghiên cứu thành công vaccine "đa năng" chống nhiều loại ung thư
Các nhà khoa học tại Đại học Tufts của Mỹ vừa công bố bước tiến vượt bậc trong cuộc chiến chống ung thư: một loại vaccine mới có khả năng kích hoạt phản ứng miễn dịch mạnh mẽ, giúp cơ thể chống lại nhiều loại khối u ác tính nguy hiểm.
Tổn thương đốt sống cổ vì sử dụng điện thoại quá nhiều
Với thói quen thường xuyên sử dụng điện thoại hơn 8 giờ mỗi ngày, anh An (38 tuổi) đã phải nhập viện vì bị yếu tay chân phải, đau nhiều ở cổ vai gáy và lưng, khó thực hiện các hoạt động khiêng vác nặng hoặc cần sự tỉ mỉ như cài nút áo, cầm đũa.
Thời tiết nắng nóng, trẻ dễ mắc những bệnh lý nào?
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, nắng nóng ở khu vực Nam Bộ có khả năng kéo dài trong nhiều ngày tới. Các chuyên gia y tế đưa ra nhận định, nắng nóng, nhiệt độ tăng cao là thời điểm thuận lợi bùng phát một số bệnh về lây nhiễm qua đường tiêu hóa, say nóng, say nắng và các bệnh về da (rôm sảy, viêm da do nhiệt, viêm da dị ứng…).
Những lầm tưởng về thực phẩm bổ sung sức khỏe
Thực phẩm bổ sung sức khỏe đã trở thành xu hướng phổ biến trong cuộc sống hiện đại, nhưng đi kèm với nó là rất nhiều lầm tưởng nghiêm trọng về tính an toàn và hiệu quả. Vì vậy, bạn cần lưu ý rằng tham khảo ý kiến của chuyên gia chăm sóc sức khỏe trước khi quyết định sử dụng bất kỳ loại thực phẩm bổ sung nào là vô cùng cần thiết.

Tin mới

Phôi thẻ bảo hiểm y tế cũ được sử dụng đến hết tháng 5
Bảo hiểm xã hội các khu vực và bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố tiếp tục sử dụng phôi thẻ bảo hiểm y tế cũ đến hết ngày 31/5/2025. Từ ngày 01/6/2025, đối với các trường hợp đề nghị cấp lại, cấp đổi thẻ bảo hiểm y tế, cán bộ bảo hiểm xã hội hướng dẫn người tham gia cài đặt VssID, VneID và sử dụng ảnh thẻ bảo hiểm y tế trên ứng dụng VssID, VneID; căn cước công dân có gắn chip để đi khám, chữa bệnh thay cho thẻ bảo hiểm y tế bản giấy.