Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ năm, 17/02/2022 11:05 (GMT+7)

Người phụ nữ đầu tiên trên thế giới được chữa khỏi HIV bằng phương pháp cấy ghép tế bào gốc

Người phụ nữ đầu tiên ở Mỹ và là người thứ ba trên thế giới được chữa khỏi HIV sau khi được cấy ghép tế bào gốc.

Theo ABC News, bệnh nhân nữ nói trên đã được cấy ghép tế bào gốc từ một người hiến tặng có khả năng kháng lại virus gây bệnh AIDS một cách tự nhiên.

Người phụ nữ đầu tiên trên thế giới được chữa khỏi HIV bằng phương pháp cấy ghép tế bào gốc Ảnh 1
Ảnh minh hoạ.

Đây là một phụ nữ 64 tuổi, thuộc chủng tộc hỗn hợp (người lai), cũng là trường hợp đầu tiên được điều trị khỏi HIV bằng phương pháp cấy ghép tế bào gốc lấy từ máu cuống rốn, một phương pháp mới có thể giúp điều trị cho nhiều người hơn.

Theo đó, kể từ khi được cấy ghép tế bào gốc lấy từ máu cuống rốn để điều trị bệnh bạch cầu dòng tủy cấp tính (bệnh ung thư các mô tạo máu từ các tế bào tạo máu trong tủy xương), người phụ nữ đã thuyên giảm bệnh và không còn virus HIV trong 14 tháng mà không cần đến các phương pháp điều trị HIV mạnh (điều trị kháng retrovirus).

Hai trường hợp chữa khỏi HIV trước đó là nam giới, một người da trắng và một người gốc Latin, đã nhận được tế bào gốc của người trưởng thành như một phần của quá trình cấy ghép tủy xương phổ biến hơn.

Theo Guardian, Tiến sĩ Koen van Besien, một trong những bác sĩ tham gia điều trị, cho biết: “Chúng tôi ước tính, có khoảng 50 bệnh nhân mỗi năm ở Mỹ có thể được hưởng lợi từ phương pháp này. Khả năng tìm được người hiến tặng phù hợp sẽ tăng lên đáng kể”.

Nhóm nghiên cứu đã tiết lộ một số chi tiết về bệnh nhân trên tại hội nghị ở Denver. Người phụ nữ được gọi là “bệnh nhân New York” vì cô điều trị tại Trung tâm Y tế Weill Cornell New York-Presbyterian.

Năm 2013, cô phát hiện nhiễm HIV. Bốn năm sau, cô được chẩn đoán mắc bệnh ung thư máu. Cô đã nhận máu dây rốn từ một người hiến tặng phù hợp để điều trị ung thư. Một người thân cũng hiến máu cho cô để tăng cường hệ miễn dịch trong quá trình cấy ghép.

Sau khi nhận máu cuống rốn, bệnh nhân sẽ được cung cấp thêm tế bào gốc.

Mặc dù máu cuống rốn dễ thích nghi hơn tế bào gốc, nhưng không đủ để phục vụ cho việc điều trị hiệu quả bệnh ung thư ở người lớn. Bởi vậy, trong các ca cấy ghép dây rốn, bác sĩ sẽ bổ sung thêm các tế bào gốc.

Từ ca mổ vào tháng 8/2017, bệnh bạch cầu của người phụ nữ trên đã thuyên giảm. Ba năm sau, cô ngừng điều trị HIV. Mười bốn tháng kể từ đó, cô vẫn chưa phải đối phó với tình trạng virus bùng phát trở lại.

Theo các nhà khoa học, phần lớn những người hiến tặng là người da trắng. Trường hợp trên cho thấy tiềm năng điều trị cho những bệnh nhân nhiễm cả HIV lẫn ung thư và những người thuộc các chủng tộc đa dạng hơn.

Cùng chuyên mục

Điều kiện thanh toán thuốc điều trị ung thư cho người tham gia BHYT từ năm 2025
Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán đối với thuốc điều trị ung thư, điều hòa miễn dịch khi đáp ứng các quy định tại Thông tư 37/2024/TT-BYT đồng thời đáp ứng điều kiện như: Sử dụng để điều trị ung thư khi được chỉ định bởi bác sĩ có phạm vi hành nghề ung bướu hoặc y học hạt nhân hoặc huyết học truyền máu hoặc trường hợp thuộc phạm vi chuyên môn của người hành nghề theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh...
Bộ Y tế gia hạn giấy đăng ký lưu hành thuốc thêm gần 400 loại
Mới đây, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã ban hành quyết định gia hạn giấy đăng ký lưu hành thuốc. Theo đó, trong đợt gia hạn giấy đăng ký lưu hành thuốc mới nhất này, Cục Quản lý Dược đã gia hạn gần 400 thuốc, nguyên liệu làm thuốc để phục vụ nhu cầu sử dụng thuốc của nhân dân, cơ sở khám chữa bệnh...
Dấu hiệu nhận biết viêm gan C
Viêm gan C là một bệnh lây truyền qua đường máu. Viêm gan C nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như xơ gan, ung thư gan…

Tin mới