Nguyên nhân bệnh Parkinson không phải ai cũng rõ
Parkinson là một trong những bệnh về thần kinh, không kiểm soát được vận động, nhưng không phải ai cũng biết nguyên nhân bệnh Parkinson.
1. Nhân tố gây ra bệnh Parkinson
Parkinson là bệnh lý về thần kinh và có liên quan đến hệ vận động, do bị thiếu hụt dopamine trong cơ thể
Dopamine có thể sản xuất là nhờ các neuron trong cơ thể tiết ra. Dopamine có ở tất cả những cơ quan nhưng chủ yếu tập trung trong não, cụ thể là ở chất đen (liềm đen) và thể vân thuộc hệ thần kinh trung ương tiết ra khoảng 70-80% lượng dopamine trong cơ thể. Ở gian não và một số điểm khác còn lại tiết ra khoảng 40-50% lượng dopamine.
Chính vì thế, tất cả các tổn thương neuron do dopamine tiết ra trong cơ thể, bất kỳ vị trí nào đều dẫn đến sự thiếu hụt dopamine và gây nên bệnh Parkinson. Ở mỗi người bệnh sẽ có những đặc điểm khác nhau, có người run nhiều, có người lại cứng nhiều, người phối hợp với nhiều triệu chứng khác ngoài run chân tay như trầm cảm, suy giảm trí nhớ,…
2. Những nguyên nhân bệnh Parkinson bạn cần lưu ý
Hiện nay, vẫn chưa tìm ra nguyên nhân bệnh Parkinson nhưng các chuyên gia kết luận sự kết hợp của các yếu tố di truyền và môi trường dẫn đến căn bệnh này. Ngoài ra, lão hóa cũng là một yếu tố quan trọng gây ra khoảng 1-2% nguy cơ mắc bệnh nói chung và 1-4% ở những người trên 60 tuổi.
2.1. Vấn đề tuổi tác – Nguyên nhân bệnh Parkinson phổ biến
Do thời gian, não bị lão hóa dần khiến người bệnh bị suy giảm dopamine trong cơ thể. Phần lớn người bệnh Parkinson thường là người những bệnh nhân lớn tuổi.
Khi tuổi cao quá trình lão hóa diễn ra nhanh hơn (quá trình phá hủy sẽ ưu thế hơn quá trình tổng hợp), các synap dopamine giảm đi, neuron thần kinh bị lão hóa không sản xuất hoặc sản xuất rất ít dopamine, gây ra bệnh Parkinson.
2.2. Do chấn thương – Một nguyên nhân bệnh Parkinson
Một số người trước đây bị tai nạn giao thông hoặc bị chấn thương não hoặc các chấn thương khác do bị đột quỵ,…đều có thể gây ra biến chứng Parkinson.
2.3. Do bệnh lý
Cơ thể nhiễm độc từ một số loại virus và một số bệnh lý khác cũng có thể làm giảm tiết dopamine trong cơ thể bệnh nhân dẫn tới bệnh Parkinson.
2.4. Các chất độc hại, hóa chất
Tiền sử bệnh nhân thường xuyên tiếp xúc với các chất độc hại, hóa chất như cafein, ma túy, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật,..đều có nguy cơ mắc bệnh Parkinson cao hơn những người không tiếp xúc với các chất đó.
2.5. Do yếu tố di truyền
Trong gia đình từng có những người mắc bệnh Parkinson như: bố, mẹ, anh, chị thì bạn sẽ có nguy cơ mắc Parkinson cao hơn những người khác. Nhưng cũng có trường hợp trong nhà có người bị mắc Parkinson mà những người khác vẫn khỏe mạnh hoàn toàn. Do đó yếu tố di truyền chỉ là một trong những yếu tố gây bệnh Parkinson và nguy cơ cũng rất ít.
Cũng chưa thể khẳng định rằng trong 5 yếu tố trên, yếu tố nào là chính và giữ vai trò quyết định.
3. Biểu hiện thường thấy của bệnh Parkinson
– Run tay chân: Run thường xuyên ở các ngón tay, bàn tay, đầu gật gật, lắc lắc, cho dù bạn có nghỉ ngơi đầy đủ hoặc không dùng các chất kích thích
– Cử động không linh hoạt: Nhiều người bệnh cảm thấy khó khăn khi vận động, đôi chân, đôi bàn chân dường như bị mắc kẹt trên sàn, lưng còng.
– Cứng cơ mặt, chân, tay: Biểu hiện này khá phổ biến, thường xảy ra ở mặt, tay và chân của người bệnh. Biểu hiện cứng cơ làm bệnh nhân mất dần khả năng kiểm soát vận động và gây đau, nhức toàn thân, chuột rút. Đôi khi là bệnh nhân cảm thấy khó khăn trong việc biểu lộ cảm xúc, người ta hay ví như là “khuôn mặt tượng”.
– Chức năng hoạt động của não bộ giảm: Bệnh nhân cảm thấy giọng nói trở nên yếu ớt, nói lí nhí, ngập ngừng trước khi nói một câu nào đó. Khả năng suy nghĩ của não bộ bị giảm hẳn dẫn đến tâm thần, hoang tưởng.
4. Phương pháp điều trị bệnh nhân Parkinson
Parkinson là chứng bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn. Can thiệp điều trị nội khoa có thể hỗ trợ để kiểm soát các triệu chứng của người bệnh.
4.1. Mục tiêu cần điều trị bệnh Parkinson
Mục tiêu chính để điều trị bệnh Parkinson là hạn chế tốc độ phát triển của bệnh, vì đây là chứng bệnh tồn tại cả đời và không thể chữa khỏi hoàn. Tuy nhiên người bệnh vẫn phải điều trị để:
– Duy trì các hoạt động chức năng của cơ thể trong thời gian dài
– Cần nâng cao chất lượng cuộc sống của bệnh nhân tốt nhất
– Hạn chế các tác nhân không mong muốn khi sử dụng thuốc điều trị
Trong một số trường hợp bệnh tiến triển nặng hơn hoặc bệnh nhân không đáp ứng với thuốc, các bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật.
4.2. Một số lưu ý khi dùng thuốc để điều trị bệnh Parkinson
- Bệnh nhân chỉ nên sử dụng thuốc để điều trị Parkinson khi thấy các triệu chứng run tay chân, ảnh hưởng tới sinh hoạt của người bệnh
- Chỉ sử dụng thuốc để duy trì hoạt động thường ngày, tránh lạm dụng
- Dùng thuốc với liều lượng nhỏ, đến khi lượng thuốc không có tác dụng thì bác sĩ sẽ cân nhắc nâng liều lượng thuốc
- Sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn và phác đồ điều trị của bác sĩ
- Kết hợp sử dụng thuốc với tập luyện thể dục thể thao để duy trì chức năng vận động của các cơ
KHÔNG tự ý:
- Tăng liều lượng thuốc khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa thần kinh
- Bỏ thuốc khi thấy thuốc chưa có tác dụng
- Mua thuốc khác dùng để thay thế thuốc dành cho điều trị bệnh
5. Chế độ ăn uống quan trọng của người bệnh Parkinson
Chế độ ăn uống cực kỳ quan trọng với người bệnh Parkinson, bệnh nhân cần đảm bảo tốt yếu tố dinh dưỡng kết hợp với luyện tập và dùng thuốc. Người bệnh Parkinson cần lưu ý đến một số thực phẩm sau:
– Người bệnh nên tập thói quen uống đủ nước hàng này, không nên uống các loại nước có gas, rượu, bia
– Cần bổ sung các loại bột mỳ, bột gạo (bổ sung vitamin và chất thô) tốt cho vận động
– Nên ăn nhiều loại đậu để bổ sung chất xơ
– Không nên ăn quá nhiều thịt (protit trong thịt nếu như thừa sẽ làm cơ thể tự điều chinh giảm tiết dopamine đi)
– Hạn chế nạp đường vào cơ thể hết mức có thể