Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ ba, 14/11/2023 07:09 (GMT+7)

Nguyên tắc '3 nửa phút' ai cũng có thể thực hiện được để tránh đột quỵ

Thời tiết giao mùa, nhất là khi nhiệt độ môi trường giảm xuống đột ngột có thể khiến cho nhiều bệnh lý trở nặng như các bệnh đường hô hấp (hen phế quản, viêm phế quản mạn tính…), bệnh dị ứng, cơ xương khớp và đặc biệt là nhóm bệnh lý tim mạch, đột quỵ.

Đã có nhiều trường hợp bị đột quỵ sau khi ngủ dậy được ghi nhận. Một nghiên cứu tại khoa Cấp cứu Bệnh viện Trung Ương Quân đội 108, được thực hiện trong 2 năm (2016-2017) với 3907 bệnh nhân bị đột quỵ não. Kết quả khảo sát cho thấy có 62,9% bệnh nhân bị đột quỵ diễn ra và sáng sớm (từ 5-8 giờ). Một trong những nguyên nhân được đề cập đến là việc thay đổi tư thế đột ngột từ nằm sang tư thế vận động (như đứng hoặc đi), gây ra sự thay đổi huyết áp và nồng độ hormon trong cơ thể.

Thói quen này nhiều người mắc phải khi dậy đi vệ sinh lúc nửa đêm hoặc ngồi dậy ngay vào sáng sớm sau khi ngủ dậy. Điều này có thể gây ra tình trạng hạ huyết áp tư thế đứng – "nước chảy về chỗ trũng".

Nguyên tắc "3 nửa phút" – đơn giản, ai cũng có thể thực hiện được giúp phòng ngừa đột quỵ hiệu quả - Ảnh 1.

Hạ huyết áp tư thế đứng là sự suy giảm huyết áp tư thế quá mức khi đứng dậy, giảm > 20mmHg với huyết áp tâm thu hoặc giảm > 10mmHg với huyết áp tâm trương hoặc cả 2 ở tư thế đứng trong vòng 3 phút sau khi đứng dậy.

Hậu quả gây ra là đột ngột thiếu máu và oxy cung cấp cho não, dẫn đến các biểu hiện như hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, có thể ngất xỉu, co giật, thậm chí chấn thương do ngã quỵ. Mặt khác, khi huyết áp giảm đột ngột, sẽ kích thích phản xạ của cơ thể, làm tăng nhịp tim và huyết áp trở lại. Ngoài ra, sau một đêm ngủ dài, cơ thể bị mất đi một lượng nước, khiến cho máu trở nên cô đặc hơn và tim phải co bóp mạnh hơn. Điều này làm tăng nguy cơ tổn thương các mảng xơ vữa động mạch, khiến mảng xơ vữa nứt, vỡ và hình thành cục máu đông, gây tắc động mạch não.

Những trường hợp có nguy cơ cao bị hạ huyết áp tư thế đứng như:

- Người có các bệnh lý tim mạch như tình trạng giảm cung lượng tim do rối loạn nhịp tim nhanh hoặc nhịp chậm, hẹp van động mạch chủ, suy tim, hẹp động mạch…

- Người bị giảm thể tích máu trong các trường hợp như mất nước (tiêu chảy kéo dài, say nắng, say nóng…), tình trạng thiếu máu (thiếu máu mạn tính do thiếu sắt,…)

- Người có các bệnh lý thần kinh như đột quỵ não, bệnh Parkinson…

- Người sử dụng một số loại thuốc như thuốc hạ huyết áp, thuốc chống trầm cảm, thuốc chống loạn nhịp tim, thuốc lợi tiểu …

- Người bệnh phải nằm lâu, bất động trong một thời gian dài do bệnh tật, hoặc mang thai…

Nguyên tắc "3 nửa phút" ngăn ngừa tình trạng này bao gồm các bước:

- Sau khi thức dây, không vội rời giường, nằm yên trên giường trong vòng nửa phút.

Nguyên tắc "3 nửa phút" – đơn giản, ai cũng có thể thực hiện được giúp phòng ngừa đột quỵ hiệu quả - Ảnh 2.

- Sau nửa phút nằm yên, tiếp tục ngồi dậy, giữ tư thế ngồi trên giường trong vòng nửa phút.

- Tiếp tục giữ tư thế ngồi, nhưng thả hai chân xuống giường rồi duy trì tư thế trong nửa phút.

Điều đó sẽ giúp cơ thể thích nghi dần với sự thay đổi tư thế. Đây là thời gian tối thiểu mà bạn có thể thực hiện và lý tưởng hơn nữa là bạn có thể thực hiện thêm một vài động tác đơn giản tại giường như động tác gập các khớp trước khi duỗi tối đa; nâng chân lên và hạ chân xuống; xoay bàn chân quanh mắt cá chân và lắc qua lắc lại…

Ngoài ra, một số thay đổi về thói quen ăn uống, tập luyệnvà sinh hoạt cũng góp phần làm giảm tình trạng hạ huyết áp tư thế đứng bao gồm:

Uống đủ nước (2-3 lít nước/ngày), đặc biệt khi làm việc trong điều kiện mất nước kéo dài, điều đó giúp duy trì cân bằng nước trong cơ thể. Biện pháp uống nước nhanh khoảng 0,5 lít trong 3-5 phút, có thể coi như một cách khẩn cấp để làm tăng huyết áp tâm thu và làm giảm hạ huyết áp tư thế nhanh. Hiệu quả lên huyết áp đạt cực đại sau 30 phút và kéo dài 2 giờ.

Những người uống nước kiểu này có nguy cơ tử vong sớm cao hơn 21%

Ăn thêm muối, có thể bổ sung 1-6g/ngày. Tuy nhiên, biện pháp này cần có sự chỉ dẫn của bác sĩ do ảnh hưởng đến tim mạch và thận, đặc biệt ở những người đã có bệnh lý tim mạch trước đó.

Bổ sung thêm các thuốc bổ máu (thuốc chứa sắt, acid folic…) kèm các thực phẩm như thịt bò, trứng, các loại hạt ngũ cốc…nhằm tăng "nguyên liệu" tạo hồng cầu cho những người bị thiếu máu mạn tính.

Hạn chế rượu bia do các thức uống có chứa cồn có thể gây giãn mạch máu.

Tập luyện thể dục, thể thao đều đặn cường độ tăng dần.

Với nguyên tắc "3 nửa phút" đơn giản, dễ thực hiện cùng những điều chỉnh trong thói quen ăn uống và sinh hoạt, có thể giúp bạn phòng ngừa hiệu quả căn bệnh đột quỵ não – một trong những căn bệnh nguy hiểm, gây tàn phế hoặc tử vong hàng đầu hiện nay mà không tốn kém.

Cùng chuyên mục

“Ma trận” bán thuốc kháng sinh không cần toa - Bài 2: Nhà thuốc Long Châu bán thuốc kháng sinh trẻ em như rau
Chưa tới ba phút đã có thể mua một hộp thuốc kháng sinh mà không cần toa thuốc, không có sự tư vấn, cảnh báo từ các dược sĩ…thực trạng này đang xảy ra tại hàng loạt nhà thuốc Long Châu. Liên tiếp bị xử phạt về hành vi này nhưng vẫn tiếp tục tái diễn mang dấu hiệu coi thường pháp luật, sức khoẻ người dân.
“Ma trận” bán thuốc kháng sinh không cần toa
Thực trạng thuốc kê đơn, thuốc kháng sinh được bán vô tội vạ mà không cần toa đang xảy ra tràn lan tại chuỗi các nhà thuốc lớn tại TP HCM. Liên tiếp bị cơ quan chức năng xử lý nhưng hành vi sai phạm vẫn tiếp tục tái diễn vì chế tài xử phạt nhẹ. Trong khi đó, kháng kháng sinh là nguyên nhân khiến 1,5 triệu người tử vong mỗi năm.
Thêm một ca tử vong do cúm A/H1 pdm
Ngày 15/11, thông tin từ trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Định cho biết, đơn vị này vừa có báo cáo gửi Viện Pasteur Nha Trang và Sở Y tế về ca bệnh tử vong do cúm A/H1 pdm.
TP.HCM: Đề xuất mua bảo hiểm y tế miễn phí cho người nhiễm HIV/AIDS
TP.HCM vừa có dự thảo đề cương chi tiết Nghị quyết về hỗ trợ chi phí mua thẻ bảo hiểm y tế cho người nhiễm HIV/AIDS trên địa bàn; đồng thời hỗ trợ chi phí cùng chi trả thuốc kháng vi rút HIV cho những người này. Nghị quyết dự kiến sẽ được HĐND TP.HCM thông qua vào kỳ họp tới.

Tin mới

Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.