Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ ba, 05/03/2024 11:31 (GMT+7)

Nhật Bản: Người dân chiêm ngưỡng hiện tượng 'gấu trúc hoàng hôn' kỳ thú

Lần đầu tiên trong vòng 7 năm trở lại đây, người dân Nhật Bản được ngắm nhìn một cảnh tượng thiên nhiên kỳ thú mà họ gọi là “gấu trúc hoàng hôn.”

Đó là thời khắc khi Mặt Trời lặn xuống phía sau một tháp ăngten, có hai ăngten parabol hình tròn tạo hình thành đôi mắt, hai chi tiết khác nhỏ hơn của tháp ăngten tạo thành hình đôi tai, khiến Mặt Trời trông giống hệt một chiếc đầu gấu trúc rất đáng yêu.

Góc nhìn hoàn hảo để ngắm nhìn sự kiện đặc biệt này là từ một bảo tàng khoa học thiên văn ở thành phố Akashi, phía Tây của Nhật Bản, trong ngày 1/3.

Đây là một hiện tượng rất hiếm gặp, chỉ xuất hiện trong phút chốc và chỉ có thể nhìn thấy trong điều kiện thời tiết phù hợp và khi Mặt Trời lặn ở vị trí thích hợp.

Trước đó, vào tháng 10/2013, khi đang quan sát và chụp ảnh Mặt Trời lặn, giám đốc Bảo tàng Khoa học Thiên văn lúc đó tình cờ nhận ra rằng một tòa tháp ăngten bằng thép của Nippon Telegraph và Electrical West Corp., nằm cách bảo tàng này khoảng 1,5km về phía Tây, đã khiến Mặt Trời trông giống như khuôn mặt của một con gấu trúc.

tm-img-alt
"Gấu trúc hoàng hôn" năm 2024. (Nguồn: The Mainichi).

Vì vị trí của Mặt Trời lặn sẽ thay đổi theo mùa nên hiện tượng này dường như chỉ có thể được nhìn thấy từ bảo tàng trong tổng cộng hai ngày vào mùa Xuân và mùa Thu. Kể từ đó, các nhân viên của bảo tàng này đã tiếp tục quan sát hiện tượng này hàng năm, nhưng họ cho biết cảnh tượng này chỉ có thể quan sát được khi bầu trời ở phía trên vùng biển này rất trong xanh và không có mây mù.

Người ta thậm chí thường tổ chức những bữa tiệc ngắm “gấu trúc hoàng hôn” tại khu vực này vào tháng 3 và tháng 10 hàng năm, và những người được chứng kiến đã reo hò phấn khởi mỗi khi gương mặt gấu trúc xuất hiện.

Tuy nhiên, không phải lúc nào gấu trúc cũng xuất hiện một cách hoàn hảo, Vào mùa Thu năm 2022, đó là một “gấu trúc đeo khẩu trang” với một đám mây che bên dưới. Vào năm 2023, đó là một “gấu trúc bịt mắt” khi một đám mây che khuất đôi mắt. Lần duy nhất kể từ năm 2013 gấu trúc xuất hiện một cách trọn vẹn là vào năm 2017.

Vào tối 1/3 năm nay, bầu trời gần như không một gợn mây. Vào lúc 17h53, Mặt Trời từ từ lặn xuống gần tháp ăngten, và gương mặt đáng yêu của chú gấu trúc đã xuất hiện đầy đủ. Gần 700 người đã xem hình ảnh được phát trực tiếp trên kênh YouTube chính thức của bảo tàng. Họ nhận xét rằng trông con gấu thật “dễ thương” và “thần bí.”

NHK cũng cho biết rằng sự kiện chiêm ngưỡng "hoàng hôn gấu trúc" chỉ giới hạn cho 20 người quan sát và những người này thường sẽ được chọn lọc ngẫu nhiên thông qua bốc thăm. Do vậy, những người được tận hưởng khoảnh khắc đặc biệt này đều vô cùng hào hứng và xúc động.

Giám đốc Bảo tàng Thiên văn Takeshi Inoue đã đùa rằng: “Có lẽ vì đã lâu không xuất hiện nên nó trông có vẻ hơi đỏ hơn lần trước." Ông nói thêm: “Tôi hy vọng đây sẽ là cơ hội để mọi người tìm hiểu về những khía cạnh hấp dẫn của thiên nhiên và thiên văn học trong cuộc sống hàng ngày”.

Cùng chuyên mục

WHO phê duyệt vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ thứ hai
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố việc cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine LC16m8 nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận vaccine kịp thời tại các cộng đồng đang bùng phát dịch đậu mùa khỉ.
Siêu bão Man-yi tấn công Philippines "có khả năng gây thảm họa"
Ngày 16/11, siêu bão Man-yi bắt đầu đổ bộ miền Trung Philippines với tốc độ gió tối đa là 195 km/giờ, với đường đi được cảnh báo "có khả năng gây thảm họa" tại quần đảo này. Đây là cơn bão lớn thứ 6 tấn công quốc đảo này trong vòng 1 tháng qua.

Tin mới