Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ năm, 09/02/2023 06:11 (GMT+7)

Những công việc ở Việt Nam có mức lương lên hơn 300 triệu đồng/tháng

Mức lương của người lao động phụ thuộc vào kinh nghiệm, phòng ban và vị trí của nhân sự.

tm-img-alt
Viết miêu tả ảnh ở đây

Navigos Group nhận định bức tranh thị trường Việt Nam năm 2022 có nhiều điểm sáng, lực lượng lao động có xu hướng tăng, trong đó, lao động đang có những thay đổi về nhu cầu và kỳ vọng đối với công việc.

Thông tin trong báo cáo của Navigos dựa trên phân tích phản hồi từ hơn 4,170 ứng viên tham gia khảo sát. 

Báo cáo của Navigos đưa ra bảng lương chi tiết của của người lao động tại nhiều vị trí trong các ngành nghề phổ biến tại Việt Nam. Theo báo cáo, tiền lương được xác định dựa theo phòng ban, cấp bậc và nơi làm việc của người lao động.

Mức lương của người lao động được chia ra theo mức tối thiểu và tối đa và được phân theo 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

Theo báo cáo này, có thể dễ dàng thấy, các vị trí có mức lương trên 300 triệu đồng chủ yếu là các vị trí quản lý cấp cao, không có nhiều sự khác biệt về mức lương tối đa tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

tm-img-alt
Nguồn: Navigos (Đơn vị: USD/Tháng)

Tuy nhiên, vẫn có sự khác biệt trong các ngành Xây dựng & Bất động sản, Chứng khoán, May mặc/ Dệt may/ Da giày, Tiêu dùng nhanh, Năng lượng/ Năng lượng tái tạo & Dầu khí và Tự động hoá/ Ô tô.

Theo đó, các vị trí trong ngành Năng lượng/ Năng lượng tái tạo & Dầu khí ở Hà Nội có mức lương cao hơn 300 triệu đồng nhiều hơn ở TP. Hồ Chí Minh. Duy nhất vị trí Giám đốc/ Trưởng bộ phận trong Ban Giám đốc có mức lương hơn 300 triệu đồng.

tm-img-alt
Nguồn: Navigos (Đơn vị: USD/Tháng)

Các ngành còn lại, cùng một vị trí, phòng ban mức lương ở TP. Hồ Chí Minh sẽ cao hơn ở Hà Nội.

Về số lượng, ngành ngân hàng có nhiều vị trí có mức lương trên 300 triệu đồng/tháng nhiều nhất, tiếp đến là Năng lượng/ Năng lượng tái tạo & Dầu khí và Tiêu dùng nhanh.

tm-img-alt
Nguồn: Navigos (Đơn vị: USD/Tháng)

Về mức tăng thu nhập thực tế năm 2022, theo báo cáo, gần 27% số lao động trả lời mức lương tăng từ 5% đến dưới 10%, gần 12% lượng người được hỏi cho biết mức lương của họ ở các doanh nghiệp tăng từ 10% đến dưới 15%.

Khảo sát cũng chỉ ra có 23% số người trả lời rằng mức lương tại công ty không đổi và hơn 15% lao động cho rằng mức lương đang ít hơn 5%. Lý giải cho điều này, trên thực tế, vẫn còn nhiều Doanh nghiệp đang trong giai đoạn phục hồi sau đại dịch Covid-19 nên chưa thể áp dụng chính sách tăng lương hấp dẫn hơn cho nhân viên của mình.

Đối với phần khảo sát về kỳ vọng mức lương mà doanh nghiệp dành cho lao động trong năm 2023, tỷ lệ người mong muốn lương sẽ được tăng đều hàng năm từ 10% trở lên chiếm hơn 45,6% tổng số người được hỏi. Về các khoản phụ - trợ cấp, có 5,5% người được khảo sát kỳ vọng doanh nghiệp thêm nhiều phúc lợi từ các hoạt động tập thể, văn hóa, văn nghệ, du lịch.

Họ cũng mong muốn doanh nghiệp có thêm các trợ cấp vào các ngày lễ, nghỉ trong năm (4.70%) và có sự tăng thêm các khoản phụ cấp cơ bản (4.58%). Có thể thấy, những chính sách tác động lên thu nhập là mối quan tâm và kỳ vọng hàng đầu của người lao động.

Theo khảo sát, bên cạnh các kỳ vọng về lương, thưởng và phúc lợi, người lao động cũng đặt thêm nhiều kỳ vọng khác vào doanh nghiệp. Điển hình như việc người lao động "Mong đợi sự an toàn từ doanh nghiệp, sự nghiệp vẫn ổn định khi có các yếu tố/ rủi ro bất ngờ xảy ra" và "Kỳ vọng văn hóa doanh nghiệp thay đổi, với môi trường cởi mở và thẳng thắn chia sẻ thông tin".

Với kết quả khảo sát trên, Navigos nhận định, sự an toàn và ổn định nghề nghiệp cũng là một trong những kỳ vọng của người lao động dành cho các doanh nghiệp trong năm 2023.

Các kỳ vọng trên dễ lý giải bởi xu hướng của người lao động hiện nay đã có sự thay đổi. Hậu Covid-19, họ bắt đầu quan tâm hơn đến các yếu tố về tinh thần và kỳ vọng vào một sự nghiệp hạnh phúc. 

Cùng chuyên mục

Bỏ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên từ 15/12
Bộ GD&ĐT chính thức ban hành Thông tư số 13/2024/TT-BGDĐT quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập và giáo viên dự bị đại học thay thế Thông tư số 34/2021/TT-BGDĐT ngày 30/11/2021. Thông tư số 13/2024/TT-BGDĐT có hiệu lực thi hành từ ngày 15/12/2024.
Chính sách mới về giáo dục có hiệu lực từ tháng 11/2024
Xếp lương viên chức tư vấn học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông; thủ tục công nhận bằng cử nhân do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp; điều kiện thành lập nhóm trẻ, lớp mầm non độc lập... là những chính sách mới về giáo dục có hiệu lực từ tháng 11/2024.

Tin mới