Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ ba, 28/09/2021 16:55 (GMT+7)

Những người 'dị ứng nghiêm trọng' phản ứng như thế nào sau khi tiêm vaccine Covid-19?

Sau liều vaccine Covid-19 đầu tiên, gần 98% đối tượng có tiền sử dị ứng nghiêm trọng không có phản ứng dị ứng. Hơn 1% có phản ứng nhẹ như phát ban, sưng lưỡi hoặc lưỡi gà, ho.

Nghiên cứu do Trung tâm Y tế Sheba ở Israel thực hiện từ ngày 27/12/2020 đến ngày 22/2/2021 đã làm sáng tỏ điều này.

Hơn 8.000 người dễ bị dị ứng đã được sàng lọc, từ đó chọn ra 400 người có “phản ứng dị ứng nghiêm trọng” để tham gia nghiên cứu, với 71% là phụ nữ. Nhóm này được tiêm vaccine dưới sự giám sát y tế.

Sau liều đầu tiên, gần 98% không có phản ứng dị ứng. Hơn 1% số người tham gia có phản ứng nhẹ như phát ban, sưng lưỡi hoặc lưỡi gà, ho. Chưa đến 1% người tham gia xuất hiện sốc phản vệ có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Phản ứng phản vệ xuất hiện trong khoảng 10 đến 20 phút sau khi tiêm chủng. Những người gặp sốc phản vệ không được tiêm liều thứ hai trong giai đoạn nghiên cứu này.

Điều đó cũng có nghĩa là hơn một nửa nhóm được tiêm liều thứ hai trong suốt thời gian nghiên cứu. Kết quả cho thấy 98% người tham gia không có phản ứng dị ứng, trong khi gần 2% gặp phản ứng nhẹ.

Những người 'dị ứng nghiêm trọng' phản ứng như thế nào sau khi tiêm vaccine Covid-19? Ảnh 1

Các tác giả của nghiên cứu kết luận rằng tỷ lệ dị ứng với vaccine Pfizer cao hơn so với các chủng khác, đặc biệt ở những người có tiền sử dị ứng.

Tuy nhiên, hầu hết nhóm đối tượng này đều có thể an toàn nhờ chương trình giám sát y tế và tiêm chủng đặc biệt. Các nhà nghiên cứu thừa nhận cần tìm hiểu thêm để xác định chính xác những yếu tố gây s.ốc phản vệ ở những người có cơ địa dị ứng mạnh.

Tiến sĩ Flavia Cecilia Lega Hoyte, nhà miễn dịch học tại cơ quan y tế National Jewish Health, cho biết những người có tiền sử dị ứng nên được theo dõi lâu hơn và chuẩn bị thuốc cho trường hợp nguy cấp, hoặc chia nhỏ liều vaccine để dùng.

Cùng chuyên mục

Tạm ngừng kinh doanh thuốc có dấu hiệu không an toàn cho người sử dụng
Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn chất lượng, kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc và thu hồi, xử lý thuốc vi phạm. Trong đó đề xuất quy định tạm ngừng kinh doanh, sử dụng và niêm phong bảo quản thuốc có dấu hiệu không an toàn cho người sử dụng.
Số ca mắc sốt rét giảm trên 20%
Năm 2024, Bộ Y tế ghi nhận 353 ca sốt rét, giảm 21% so với cùng kỳ năm trước, trong đó 1/3 ca sốt rét là “nhập cảnh” và không có trường hợp tử vong, không có dịch.
Bộ Y tế yêu cầu tăng cường phòng chống bệnh cúm, sởi
Để chủ động công tác phòng, chống bệnh cúm mùa, sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo Sở Y tế và các đơn vị liên quan quán triệt việc thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và tổ chức triển khai hiệu quả tiêm chủng chống dịch sởi, nhằm đảm bảo tiêm chủng đầy đủ cho các nhóm đối tượng, để nhanh chóng kiểm soát tình hình.
Những biến chứng nguy hiểm của bệnh cúm mùa
Hầu hết những người bị cúm mùa sẽ hồi phục sau vài ngày đến dưới hai tuần, nhưng một số người sẽ bị biến chứng do cúm. Những biến chứng này có thể đe dọa đến tính mạng và dẫn đến tử vong.

Tin mới