Những thức uống giúp tăng cường hệ miễn dịch thời điểm giao mùa
Thời tiết giao mùa, nhiệt độ thay đổi thất thường làm tiêu hao năng lượng nhanh và giảm khả năng thích nghi của con người với môi trường sống. Để nâng cao sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch, hãy lưu ý bổ sung các loại vitamin, thực phẩm bổ dưỡng và tham khảo một số loại đồ uống sau đây.
Mật ong chanh sả: Trong chanh có hàm lượng vitamin C lớn, có tác dụng chống oxy hóa, tăng cường thể lực, hình thành kháng thể giúp đẩy lùi bệnh cảm. Sả có vị the, tính ấm, là một nguyên liệu trong Đông y có tác dụng chữa ho, hạ sốt do cảm lạnh, cảm cúm, ngoài ra còn có tác dụng diệt khuẩn và kháng nấm. Khi kết hợp cùng với mật ong chứa chất chống oxy hóa, ngăn không cho các vi khuẩn cảm cúm xâm nhập vào cơ thể. Trà gừng mật ong: Gừng có tính ấm, có tác dụng làm ấm cơ thể, hỗ trợ huyết áp, chữa đau bụng do nhiễm lạnh rất hiệu quả, còn mật ong có tính bình, rất tốt cho sức khỏe. Sự kết hợp này tạo ra một thức uống có nhiều công dụng như giải cảm, tốt cho sức khỏe tim mạch, giúp phục hồi và cải thiện lưu thông máu, ổn định hệ tiêu hóa và đặc biệt là giúp tăng cường hệ thống miễn dịch rất tốt. Trà xanh là một đồ uống rất tốt cho sức khỏe, bên cạnh việc hỗ trợ chống lại các tác nhân bên ngoài, giúp giảm căng thẳng và mệt mỏi thì lá trà xanh còn chứa chất flavonoid - đây là một chất có tác dụng chống oxy hóa hiệu nghiệm, giúp tăng cường sức đề kháng và hệ thống miễn dịch cho cơ thể. Chanh muối là một loại thức uống có lợi cho hoạt động của tiêu hóa, giúp đường ruột khỏe mạnh, tăng sức đề kháng. Ngoài ra, món uống này còn có công dụng tiêu đờm, khử âm trong máu, trị cảm cúm, thương hàn… Muối và tinh dầu vỏ chanh giúp làm thông cổ họng, sát trùng cổ họng, do đó uống chanh muối cũng giúp trị đau họng, viêm họng hiệu quả. Trà hoa cúc có nhiều tác dụng tích cực cho sức khỏe, như giảm căng thẳng, tốt cho sức khỏe tim mạch, thanh nhiệt cơ thể, bảo vệ sức khỏe mắt, phòng ngừa bệnh ung thư, cải thiện giấc ngủ, giảm đau bụng kinh và hỗ trợ giải cảm hiệu quả. Nước cam, quýt, bưởi: Vitamin C có trong các loại quả có múi có đặc tính chống oxy hóa, giúp bảo vệ tế bào khỏi các chất gây hại cho cơ thể. Nghiên cứu từ Đại học Y khoa Harvard cho thấy, người bị cảm dùng vitamin C khi bị cảm nhanh phục hồi, giảm triệu chứng. Người trưởng thành có thể uống 2.000 miligram vitamin C mỗi ngày khi bị cảm.
Nước táo xanh, cà rốt và cam: Cà rốt, táo và cam giúp tăng đề kháng cho cơ thể, chống lại nhiễm trùng. Vitamin A có trong cà rốt góp phần duy trì hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Trong cà rốt còn có vitamin B-6 đóng vai trò tăng sinh tế bào miễn dịch, sản xuất kháng thể, trong khi táo, cam cung cấp vitamin C cho cơ thể.
Sữa hạt bí ngô: Kẽm được các nhà nghiên cứu Australia cho biết là thành phần phổ biến có trong thuốc chữa cảm lạnh, giúp cải thiện tình trạng viêm và phục hồi hệ miễn dịch. Hàm lượng kẽm cao có trong hạt bí ngô được khuyến nghị dùng đưa vào thực đơn bảo vệ sức khỏe hệ hô hấp. Nước cà chua: Uống nước ép quả cà chua tươi là giải pháp giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng cơ thể nhờ lượng vitamin B9 (folate) dồi dào có trong quả. Trong cà chua cũng có magie giúp chống viêm sưng. Nước cải xoăn, cà chua và cần tây: Cải xoăn thường là lựa chọn trong nhiều món nước ép trái cây nhờ lượng xơ cao. Nước ép kết hợp cải xoăn, cà chua, cần tây vừa tạo nên thức uống giàu vitamin C, vitamin B9 và chất xơ; giúp ngăn nguy cơ nhiễm trùng cơ thể, tốt cho hệ tiêu hóa và tăng đề kháng cơ thể.
Số ca bệnh tay chân miệng đang gia tăng tại Thành phố Hồ Chí Minh, theo đó ngành Y tế khuyến cáo các biện pháp phòng ngừa do chưa có vaccine phòng bệnh.
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có công văn đề nghị Sở An toàn thực phẩm TP Hồ Chí Minh tổ chức điều tra xác định rõ nguyên nhân vụ nghi ngờ ngộ độc khiến 37 người nhập viện sau ăn bánh mì; truy xuất đến tận cùng nguồn gốc thực phẩm nghi ngờ gây ngộ độc, lấy mẫu thực phẩm, bệnh phẩm để xét nghiệm tìm nguyên nhân...
Ngày 28/3, Cục An toàn Thực phẩm (Bộ Y tế) đã ra văn bản chỉ đạo Sở An toàn thực phẩm TP.HCM nhanh chóng tiến hành điều tra, xử lý và truy xuất nguồn gốc thực phẩm liên quan đến sự việc 38 học sinh trường Tuệ Đức có dấu hiệu đau bụng, buồn nôn sau bữa trưa.
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa ban hành công văn đề nghị Sở Y tế Hà Nội tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm trên địa bàn thành phố năm 2025.
Các nhà khoa học tại Đại học Tufts của Mỹ vừa công bố bước tiến vượt bậc trong cuộc chiến chống ung thư: một loại vaccine mới có khả năng kích hoạt phản ứng miễn dịch mạnh mẽ, giúp cơ thể chống lại nhiều loại khối u ác tính nguy hiểm.
Với thói quen thường xuyên sử dụng điện thoại hơn 8 giờ mỗi ngày, anh An (38 tuổi) đã phải nhập viện vì bị yếu tay chân phải, đau nhiều ở cổ vai gáy và lưng, khó thực hiện các hoạt động khiêng vác nặng hoặc cần sự tỉ mỉ như cài nút áo, cầm đũa.
Công an TP. Hà Nội vừa có thông báo các địa điểm tiếp nhận, giải quyết kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị nghiệp vụ (phạt nguội) trên địa bàn thành phố.
Với mức thuế đối ứng 46%, những ngành công nghiệp sẽ bị ảnh hưởng và dễ bị tổn thương nhất là đồ điện tử, thiết bị máy móc, dệt may, giày dép và đồ gỗ.
Trong bối cảnh giá vàng trong nước và thế giới đang liên tục lập kỷ lục mới, câu hỏi đặt ra là liệu nguồn cung từ các mỏ này có thể giúp hạ nhiệt thị trường vàng hay không?
Thí điểm dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận nhận quyền sử dụng đất; phân bổ vốn đầu tư công; quản lý kinh phí hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh bền vững... là những chính sách về kinh tế nổi bật sẽ có hiệu lực thi hành từ tháng 4/2025.
Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc của lao động trong doanh nghiệp dự kiến gồm tiền lương tháng, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.