Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ sáu, 06/01/2023 10:43 (GMT+7)

Pháp hạn chế bán thuốc hạ sốt paracetamol

Cùng với việc Trung Quốc sử dụng hết nguồn cung trong nước, Pháp đã cấm bán thuốc hạ sốt, giảm đau paracetamol trực tuyến trong một tháng.

Thuốc paracetamol bán ở Pháp. - Ảnh: AFP
Thuốc paracetamol bán ở Pháp. - Ảnh: AFP

Theo kênh truyền hình RT, ngày 4/1, Pháp công bố lệnh cấm bán paracetamol trực tuyến do nguồn cung thiếu hụt trong vài tháng trở lại đây. Lệnh cấm kéo dài đến tháng 2 được đưa ra sau khi Trung Quốc hạn chế xuất khẩu loại thuốc này trong bối cảnh số ca mắc COVID-19 đang gia tăng.

Lệnh cấm đã được công bố trên cổng thông tin chính thức của chính phủ. Thông báo lưu ý rằng "nguồn cung về thuốc paracetamol đã hạn chế liên tục trong hơn sáu tháng”, đặc biệt là đối với các sản phẩm paracetamol dành cho trẻ em.

Do đó, paracetamol – được bán phổ biến nhất ở Pháp với tên thương hiệu Doliprane – sẽ chỉ được phép bán sẵn tại cửa hàng cho đến ngày 1/2.

Trung Quốc đang có số ca mắc COVID-19 gia tăng sau khi chính phủ Bắc Kinh nới lỏng các chính sách phòng ngừa nghiêm ngặt. Kể từ ngày 8/1, quốc gia châu Á này sẽ không còn yêu cầu bệnh nhân cách ly sau khi có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 và sẽ mở lại biên giới quốc tế. Báo Le Monde đưa tin số ca mắc gia tăng đã thúc đẩy hoạt động tiêu thụ paracetamol ở Trung Quốc, khiến chính phủ nước này phải hạn chế xuất khẩu.

Trong khi các ca mắc COVID-19 ở Trung Quốc đã giảm dần kể từ khi các biện pháp này được nới lỏng lần đầu tiên vào đầu tháng 12, Mỹ, Liên minh châu Âu (EU), Vương quốc Anh và một số quốc gia khác đã áp đặt các yêu cầu kiểm dịch đối với khách du lịch đến từ Trung Quốc, với lý do nghi ngại xảy ra một làn sóng lây nhiễm mới. Về phần mình, Trung Quốc đã gọi những yêu cầu là bất tương xứng và có yếu tố chính trị.

Paracetamol không phải là loại thuốc duy nhất đang thiếu. Insulin và thuốc kháng sinh như amoxicillin cũng đang trở nên khan hiếm ở Pháp và trên toàn thế giới.

Cùng chuyên mục

Tạm ngừng kinh doanh thuốc có dấu hiệu không an toàn cho người sử dụng
Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn chất lượng, kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc và thu hồi, xử lý thuốc vi phạm. Trong đó đề xuất quy định tạm ngừng kinh doanh, sử dụng và niêm phong bảo quản thuốc có dấu hiệu không an toàn cho người sử dụng.
Số ca mắc sốt rét giảm trên 20%
Năm 2024, Bộ Y tế ghi nhận 353 ca sốt rét, giảm 21% so với cùng kỳ năm trước, trong đó 1/3 ca sốt rét là “nhập cảnh” và không có trường hợp tử vong, không có dịch.
Bộ Y tế yêu cầu tăng cường phòng chống bệnh cúm, sởi
Để chủ động công tác phòng, chống bệnh cúm mùa, sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo Sở Y tế và các đơn vị liên quan quán triệt việc thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và tổ chức triển khai hiệu quả tiêm chủng chống dịch sởi, nhằm đảm bảo tiêm chủng đầy đủ cho các nhóm đối tượng, để nhanh chóng kiểm soát tình hình.
Những biến chứng nguy hiểm của bệnh cúm mùa
Hầu hết những người bị cúm mùa sẽ hồi phục sau vài ngày đến dưới hai tuần, nhưng một số người sẽ bị biến chứng do cúm. Những biến chứng này có thể đe dọa đến tính mạng và dẫn đến tử vong.

Tin mới