Phi tần trên 50 tuổi không còn được hoàng thượng thị tẩm, vì nhan sắc tàn phai hay nguyên nhân nào khác?
Dưới triều đại phong kiến Trung Hoa xưa, hoàng đế dù 50 hay 60 tuổi vẫn có thể mở rộng hậu cung, còn phi tần khi tới 50 tuổi đồng nghĩa sẽ không còn cơ hội hầu hạ chuyện phòng the cho hoàng thượng.
Quy định phụ nữ 50 tuổi trong hậu cung không được hoàng thượng thị tẩm đã có từ nhiều triều đại Trung Hoa. Những quy định tưởng chừng kỳ lạ ấy thực ra cũng có lý ở thời điểm đó.
Trên thực tế, số lượng phi tần của hoàng đế trong các triều đại đều có quy định nghiêm ngặt, không được vượt quá 121 người. Những người phụ nữ trong hậu cung vâng lời hoàng hậu, và hoàng đế cũng cần thảo luận với hoàng hậu về việc thăng tiến hay giáng chức các cung phi.
Số lượng phi tần, thê thiếp lớn dẫn tới việc ai ai cũng muốn tranh giành sự sủng ái của hoàng thượng. Cho dù hoàng đế mỗi ngày đều tới tẩm cung của các phi tần để cưng chiều họ, thì hơn 100 thê thiếp cũng phải mất hơn nửa năm, chưa kể sẽ có thêm rất nhiều người mới vào cung.
Vậy tại sao hoàng đế không thể sủng ái những phi tần trên 50 tuổi? Trên thực tế, điều này không liên quan gì đến sự thay đổi ngoại hình do tuổi tác. Bởi dù ngoài 50 tuổi nhưng nhiều phi tần vẫn níu giữ được thanh xuân nhờ các phương pháp chăm sóc sắc đẹp. Nguyên nhân chính của quy định này là do vấn đề sinh sản.
Thứ nhất: Thời xưa không có biện pháp tránh thai, trình độ y học chưa phát triển để sinh con, người mẹ sinh con khi tuổi cao đã làm tăng khó khăn cho việc sinh nở. Trên thực tế, quy định này không chỉ để bảo vệ những người thừa kế hoàng gia, mà còn để bảo vệ những phi tần lớn tuổi.
Thứ hai: Đối với hoàng tộc, sinh con đẻ cái cho hoàng đế là vô cùng quan trọng. Những đứa trẻ thời xưa thường dễ bị chết yểu và vì những cuộc đấu đá trong hậu cung nên việc sinh ra những đứa trẻ trong hoàng tộc là vô cùng khó khăn. Khi hoàng đế già đi, ông sẽ ngày càng lo lắng hơn về vấn đề người thừa kế. Trong khi đó, phụ nữ lớn tuổi thường không dễ thụ thai do đến tuổi mãn kinh. Vậy nên các phi tần trên 50 tuổi thường mất cơ hội được hầu hạ hoàng đế.
Thứ ba: Quy định như vậy không chỉ có lợi cho sự hòa thuận của hậu cung, mà còn góp phần tạo nên sự ổn định của triều đình. Chúng ta đều biết rằng hậu cung có quan hệ mật thiết với triều đình, nhiều trường hợp hoàng đế chọn thê thiếp không phải vì bản thân mà vì lợi ích của đất nước, triều đình và thế lực của các bên.
Việc các phi tần lớn tuổi có thể tiếp tục ở lại hậu cung cho thấy thời đó họ được sủng ái rất cao, hầu hết những phi tần này đều đã sinh nhiều con riêng, tạo dựng được chỗ đứng vững chắc trong hậu cung và được hoàng thượng sủng ái. Nếu tiếp tục được hoàng đế quan tâm, những phi tần mới vào cung sẽ không được sủng ái, không lấy được lòng của các đại thần để ổn định tình hình trong triều.