Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ bảy, 14/08/2021 21:00 (GMT+7)

Quan hệ tình dục có làm lây nhiễm Covid- 19 không?

Nhiều nghiên cứu cho thấy, Covid- 19 không được tìm thấy trong tinh dịch hay dịch âm đạo. Do đó, tính đến hiện tại vẫn chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh rằng Covid- 19 lây truyền qua đường tình dục.

Chưa có đủ bằng chứng Covid-19 có thể lây truyền qua quan hệ tình dục

Quan hệ tình dục có làm lây nhiễm Covid- 19 không?
Hiện nay, chưa có đủ bằng chứng Covid-19 có thể lây truyền qua quan hệ tình dục. Ảnh minh họa

Như chúng ta đã biết, Covid-19 lây nhiễm ở người qua đường tiếp xúc trực tiếp, gián tiếp (qua các vật dụng hoặc bề mặt bị nhiễm mầm bệnh), hoặc tiếp xúc gần với người nhiễm bệnh qua dịch tiết từ miệng và mũi. Dịch tiết này bao gồm nước bọt, dịch tiết hô hấp hoặc các giọt bắn. Dịch tiết được phát xuất từ miệng hoặc mũi của người nhiễm bệnh khi họ ho, hắt hơi, nói hoặc hát.

Người tiếp xúc gần (trong vòng khoảng cách 1 mét) với người đã nhiễm bệnh có thể mắc bệnh Covid-19 khi các giọt bắn nhiễm bệnh này thâm nhập vào miệng, mũi hoặc mắt của người tiếp xúc.

Tuy nhiên Covid-19 lại không được tìm thấy trong tinh dịch hay dịch âm đạo. Các chủng vi-rút corona gần như không lây truyền qua đường quan hệ tình dục.

Cụ thể, có rất nhiều nghiên cứu không tìm thấy virus trong tinh dịch bệnh nhân Covid-19. Stephen và cộng sự tại Đại học California, San Diago; Pavone tại Đại học Palermo; Ci Song tại Đại học Y Nam Kinh; Feng Pan tại Trường Y Đồng Tế; Paolo tại Đại học Rome; Guo tại Đại học Y Sơn Đông; Holtmann tại Viện Virus, Bệnh viện Đại học Duesseldorf; và Kayaaslan tại Đại học Ankara Yildirim Beyazit, đều công bố các nghiên cứu không tìm thấy virus trong tinh dịch.

Các nghiên cứu cũng không tìm thấy virus trong dịch âm đạo. Fenizia và cộng sự tại Đại học Milan xét nghiệm dịch âm đạo trên 56 nữ bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2 không tìm thấy virus.

Hai nghiên cứu khác tại Trung Quốc, một nghiên cứu trên 10 nữ bệnh nhân Covid-19 nặng không tìm thấy virus SARS-CoV-2 trong dịch âm đạo; và một nghiên cứu khác, Pengfei Cui và cộng sự tại Trường Y Đồng Tế, không phát hiện virus trong dịch âm đạo trên 35 phụ nữ mắc COVID-19.

Ngoài ra, nghiên cứu tại Đại học Sakarya kết quả xét nghiệm dịch âm đạo của 12 phụ nữ có thai cũng không thấy virus SARS-CoV-2 tồn tại.

Trong hướng dẫn phòng ngừa lây truyền SARS-CoV-2, Hội Nhiễm trùng Anh Quốc (BIA), Hội Nhiễm trùng Chăm sóc Sức khỏe (HIS), Hội Phòng ngừa Nhiễm trùng (IPS) và Đại học Bệnh học Hoàng gia, cùng đưa ra kết luận rằng việc lây truyền qua dịch cơ quan sinh dục khó có thể xảy ra vì bằng chứng nghiên cứu rất yếu.

Hãy thực hiện các hành vi tinh dục an toàn

Như vậy, đến hiện tại, chưa có nghiên cứu chứng minh Covid-19 có lây qua niêm mạc đường sinh dục hay không. Tuy nhiên, do sinh hoạt tình dục có nhiều hình thức, mức độ và động tác khác nhau nên sinh hoạt tình dục là hành vi có nguy cơ.

Nguy cơ lây nhiễm cao hay thấp tùy thuộc mức độ tương tác giữa những người bạn tình tiếp xúc với dịch tiết đường hô hấp của người mắc Covid-19.

Khi mọi việc chưa rõ ràng, nên thực hiện các hành vi tình dục an toàn để vừa có tác dụng bảo vệ người đã nhiễm Covid-19 trước nguy cơ bị nhiễm thêm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, vừa bảo vệ bạn tình không bị lây nhiễm virus SARS-CoV-2 từ người nhiễm trước đó.

Ngưng quan hệ tình dục nếu:

Nếu bạn hoặc bạn tình đã nhiễm Covid-19, các bạn không nên quan hệ tình dục, và đặc biệt là không hôn.

Nếu bạn thấy không khỏe, hãy kiểm tra nhanh các triệu chứng của Covid-19 bao gồm sốt, ho khan, đau họng và khó thở. Trong trường hợp nghi nhiễm Covid-19 hãy tạm ngưng gặp gỡ, quan hệ tình dục và liên hệ với các cơ quan y tế gần nhất.

Nếu bạn hoặc bạn tình có vấn đề về sức khỏe, có thể chuyển biến xấu nếu bị nhiễm Covid-19, các bạn cũng không nên quan hệ tình dục. Các vấn đề này bao gồm bệnh phổi, bệnh tim, ung thư hoặc suy giảm miễn dịch (ví dụ người sống chung với H có tải lượng CD4 thấp).

Cùng chuyên mục

Bộ Y tế tiếp tục cấp mới, gia hạn giấy đăng ký lưu hành hơn 1.000 loại thuốc
Cục Quản lý Dược vừa có quyết định ban hành danh mục 881 thuốc sản xuất trong nước được gia hạn giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam, bao gồm 595 thuốc sản xuất trong nước được gia hạn giấy đăng ký lưu hành trong thời gian 5 năm và 285 thuốc sản xuất trong nước được gia hạn giấy đăng ký lưu hành trong thời gian 3 năm.
Các mức độ men gan tăng cao cần biết
Men gan tăng cao thường là dấu hiệu của tổn thương tế bào gan, có thể xảy ra với nhiều bệnh lí có mức độ nghiêm trọng khác nhau. Vậy các mức độ men gan tăng nguy hiểm như thế nào?...
Bộ Y tế khuyến cáo phòng bệnh dại
Để chủ động phòng chống bệnh dại, Bộ Y tế khuyến cáo người dân nuôi chó, mèo cần tiêm vaccine phòng dại đầy đủ và tiêm nhắc lại hàng năm; nuôi chó phải xích, nhốt, khi ra đường phải mang rọ mõm.

Tin mới

Bổ sung một số loại hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng
Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính rà soát đầy đủ các hàng hóa, dịch vụ/nhóm hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng; trường hợp cần thiết có thể xem xét, bổ sung một số loại hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng để đáp ứng yêu cầu thực tiễn, bảo đảm đúng bản chất của hàng hóa, dịch vụ.