Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ hai, 16/12/2019 13:13 (GMT+7)

Quảng Ninh: Cần xem xét lại việc sử dụng ngân sách tại khu vực hồ Yên Trung

Mới đây tại Quảng Ninh, người ta phát hiện việc UBND thành phố Uông Bí đã đầu tư bằng nguồn ngân sách Nhà nước 3.644.125.000 VNĐ vào một số hạng mục tại khu vực hồ Yên Trung (thuộc phường Phương Đông).

Cụ thể, vi phạm khoản 2; khoản 3; Điều 12 Luật Đất đai năm 2013:

“Điều 12. Những hành vi bị nghiêm cấm …

2. Vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố;

3. Không sử dụng đất, sử dụng đất không đúng mục đích…”.

Khu hồ Yên Trung TP. Uông Bí được coi là một Đà Lạt ở Quảng Ninh nhưng tiếc rằng du lịch phát triển dường như chậm hơn sự vi phạm pháp luật của địa phương trong thời gian vừa qua.

Vi phạm khoản 11; Điều 8; Luật Thủy lợi và Điều 22 Nghị định 114/2018 về an toàn hồ, đập chứa nước:

Khu hồ Yên Trung TP. Uông Bí được coi là một Đà Lạt ở Quảng Ninh nhưng tiếc rằng du lịch phát triển dường như chậm hơn sự vi phạm pháp luật của địa phương trong thời gian vừa qua.

 “Điều 8: Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thủy lợi:

… 11. Thực hiện các hoạt động trong phạm vi bảo bảo vệ công trình thủy lợi khi chưa có giấy phép hoặc thực hiện không đúng nội dung của giấy phép được cấp cho các hoạt động quy định tại Điều 44 Luật này”. Đặc biệt nghiêm trọng hơn, việc dùng vốn ngân sách của UBND TP. Uông Bí đã vi phạm tại Mục 2; Điều 12; Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015. Ngoài ra UBND TP. Uông Bí đã huy động lớn nguồn tiền từ xã hội hóa cũng là một sự lãng phí, tổn hại lớn cho xã hội (bản chất tiền xã hội hóa được đầu tư cho các công trình của Nhà nước cũng là tiền Nhà nước).

Nguyên nhân khách quan hồ Yên Trung là nơi có tiềm năng rất lớn về khai thác, phát triển du lịch. Trước đó đã có nhiều nhà đầu tư quan tâm nhưng hầu hết các dự án được nghiên cứu đều chậm tiến độ nên bị treo về quy hoạch. Do sự khởi xướng từ các dự án khiến nhiều người dân đổ xô đầu tư dịch vụ tự phát do nhu cầu mưu sinh khiến công tác quản lý trở nên khó khăn, phức tap. Tuy vậy nguyên nhân chủ quan hay còn gọi là tính cố ý vẫn thuộc về UBND TP. Uông Bí và các cơ quan tham mưu, giúp việc của thành phố như: Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài chính, Phòng Kinh tế, Đội Kiểm tra Trật tự và Môi trường, UBND phường Phương Đông, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn…

Không thể ngồi nhìn cảnh “cơm treo, mèo nhịn đói”, người dân bằng mọi cách mưu sinh đã tự phát sinh dịch vụ, đó cũng chỉ là những vi phạm tạm thời không đáng kể

Trong khi Công ty TNHH MTV Thủy lợi Yên Lập – Quảng Ninh là đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý mặt nước, đập thủy lợi thuộc hồ Yên Trung đã liên tục có văn bản yêu cầu UBND TP. Uông Bí và các cơ quan chức năng giải quyết, xử lý các vụ việc liên quan nhưng hầu như bị chìm trong im lặng…? Đó là các văn bản: 616 ngày 5/10/2018; 899 ngày 28/12/2018; 267 ngày 12/4/2019;381 ngày 5/6/2019521; 431 ngày 3/7/2019; ngày 12/8/2019; … cùng các biên bản có liên quan. Mới thấy sự im lặng của chính quyền là hết sức cố ý, cho một sự vi phạm nghiêm trọng khác? Cho đến nay, các cơ quan có thẩm quyền vẫn đang trong quá trình xem xét trách nhiệm của các cá nhân, tập thể liên quan đến vụ việc để xử lý theo quy định pháp luật. 

Qua vụ việc trên cho thấy hồi chuông cảnh việc sử dụng nguồn ngân sách, quản lý đất đai, tài nguyên khác… Trong một bối cảnh Chính phủ “gồng lưng” tìm mọi cách huy động ngân sách để trả nợ công đã đang quá sức.

Chúng tôi sẽ tiếp tục tìm hiểu thông tin từ các cơ quan chức năng và người dân về vụ việc trên để kịp thời thông tin đến độc giả.

Cùng chuyên mục

Vĩnh Phúc công bố danh sách 46 dự án khu đô thị, nhà ở chậm tiến độ
Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về tăng cường quản lý các dự án khu đô thị, nhà ở trên địa bàn và công khai các dự án vi phạm, chậm tiến độ, Sở Kế hoạch - Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc vừa có báo cáo về 46 dự án trên địa bàn. 46 dự án khu đô thị, nhà ở chậm tiến độ được cập nhật đến hết ngày 29/2.
Thành phố Hồ Chí Minh đề xuất thêm chính sách ưu đãi với dự án nhà ở xã hội
Để góp phần xây dựng hoàn thiện các cơ chế chính sách, pháp luật và xác định các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các chủ đầu tư đẩy mạnh triển khai, thực hiện các dự án nhà ở xã hội nhanh hơn, Hiệp hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh cho rằng cần tập trung tháo gỡ vướng mắc về mặt thủ tục, cũng như bổ sung hoặc tăng thêm chính sách ưu đãi đối với chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội, mở rộng đối tượng được mua nhà ở xã hội.

Tin mới