Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ hai, 31/10/2022 17:00 (GMT+7)

Sản phụ sinh ở tuần thai bao nhiêu là đủ tháng và bé sơ sinh nặng bao kg thì ít ốm đau?

Đây là thắc mắc của rất nhiều mẹ khi mang bầu và sau sinh. Thậm chí nhiều sản phụ còn cho rằng con sơ sinh càng có cân nặng nhiều càng tốt?

Sản phụ sinh con ở tuần bao nhiêu thì được coi là đủ tháng?

Theo thống kê về các ca sinh nở ở các bệnh viện cho thấy có 80% bà bầu sinh con trong khoảng tuần thai 37 – 42 tuần tuổi, trong đó có 9% trường hợp sinh con sau 40 tuần. 11% thai phụ sinh sớm trước 37 tuần do một nguyên nhân bất thường nào đó. Vậy thai bao nhiêu tuần thì đủ tháng?

Thực tế, các bác sĩ sản phụ khoa cho hay, thai đủ ngày là thai đủ 40 tuần tuổi (tính đến ngày dự sinh). Tuy nhiên thai > 38 tuần là đã trưởng thành và có thể nuôi sống dễ dàng bên ngoài tử cung mẹ. Theo đó, sản phụ sinh con ở tuần từ 38 - 41 tuần sẽ có ít biến chứng nhất, trong khi đó sản phụ sinh sớm hoặc muộn hơn thời gian này đều sẽ có nguy cơ biến chứng cao hơn.

tm-img-alt
Không có một con số ấn định thai đủ bao nhiêu tuần thì sinh đồng đều với mọi thai phụ (Ảnh minh họa).

Nói chung không có một con số ấn định thai đủ bao nhiêu tuần thì sinh đồng đều với mọi thai phụ. Bởi bên cạnh đó phải kể tới các yếu tố sức khỏe của thai, yếu tố tâm lý, sự kích thích tác động bên ngoài cũng như cơ địa của người mẹ mà thai phụ có thể sinh sớm hay muộn hơn so với ngày dự kiến sinh từ 1 - 2 tuần là hoàn toàn bình thường. Đặc biệt, với những mẹ mang thai lần đầu, em bé thường chào đời sớm hơn ngày dự sinh từ 7 - 10 ngày.

Bé sơ sinh nặng bao kg thì ít ốm đau, không gặp các vấn đề về sức khỏe?

Theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trẻ sinh đủ tháng (38- 40 tuần) có trọng lượng từ 2,5-4 kg, chiều cao khoảng 50-53 cm là bình thường và ít gặp vấn đề sức khỏe.

Riêng những trẻ sơ sinh có cân nặng dưới 2.500 gram khi chào đời được coi là trẻ nhẹ cân. Những trẻ này đối mặt nguy cơ tử vong khi chào đời như: nguy cơ ngạt, viêm phổi, hạ thân nhiệt, hạ đường huyết, đa hồng cầu, vàng da, viêm ruột hoại tử, những bệnh lý do dị tật bẩm sinh, nhiễm trùng bào thai.

Nguyên nhân là do thai nhi chậm phát triển thì tỷ lệ thai lưu, sinh ngạt, hạ đường huyết, hạ calci máu càng tăng. Nếu may mắn sống sót, trẻ nhẹ cân sơ sinh có thể đối mặt với hàng loạt vấn đề ảnh hưởng lâu dài như sức khỏe kém, nguy cơ thấp còi, chậm phát triển trí tuệ, mắc bệnh bẩm sinh, bệnh lý tim mạch, huyết áp, bệnh phổi mạn, tiểu đường, suy chức năng thận... Đặc biệt trẻ sinh non nhẹ cân dưới 1.500 gram có tỷ lệ phát triển thần kinh bất thường, chậm phát triển tâm thần nhiều hơn trẻ đủ cân.

tm-img-alt
Những trẻ sinh non nhẹ cân hoặc có cân nặng quá 4kg hay phải đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe (Ảnh minh họa).

Ngược lại những thai nhi có cân nặng quá lớn từ 4kg trở lên được coi là thai to. Rất nhiều sản phụ cũng lầm tưởng con to thì sẽ khỏe, nhưng những trẻ sinh ra nặng cân lại minh chứng điều ngược lại, bởi sức đề kháng yếu và dễ nhiễm khuẩn.

So với trẻ sinh ra có cân nặng bình thường, các bé sinh ra có cân nặng vượt chuẩn thường đối diện với nhiều nguy cơ về sức khỏe hơn. Chưa kể thai quá to cũng ảnh hưởng nhất định đến quá trình sinh đẻ của người mẹ, dễ gặp tai biến khi sinh, gây nguy hiểm cho cả mẹ và con.

Cùng chuyên mục

Tin mới