Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ ba, 04/04/2023 10:35 (GMT+7)

Sau 5 lần chuyển phôi thất bại, vợ chồng hiếm muộn vừa cười vừa khóc khi nhìn tim thai nhấp nháy trên máy siêu âm

Lập gia đình từ năm 2013 nhưng sau nhiều lần chuyển phôi thất bại, vợ chồng Sài Thành sau 10 năm mới được đón nhận tin vui trong sự ngỡ ngàng.

tm-img-alt
Sau 10 năm vất vả chờ đợi và sau 6 năm đeo đuổi điều trị IVF, vợ chồng này mới có đứa con đầu lòng. (Ảnh minh họa).

Vợ chồng chị Nguyễn Thanh Hà (tên nhân vật đã được thay đổi), quận 5, thành phố Hồ Chí Minh lập gia đình năm 2013 lúc mới 24 tuổi. Do còn rất trẻ nên họ không áp lực chuyện con cái nhưng cũng không áp dụng các biện pháp ngừa thai. Tuy nhiên 4 năm sau cưới, chị Hà vẫn không có bầu khiến gia đình rất sốt ruột. Nghe lời người thân, vợ chồng chị quyết định đi khám hiếm muộn ở bệnh viện tỉnh.

“Khi ấy bệnh viện chẩn đoán hiếm muộn không rõ nguyên nhân và đề nghị làm thụ tinh ống nghiệm (IVF). Em thực hiện IVF tại viện được 9 phôi N3, mỗi lần chuyển tới 03 phôi N3 nhưng cả 03 lần đều không có thai”, chị Hà nhớ lại.

Thất bại liên tiếp sau 03 lần chuyển phôi khiến vợ chồng trẻ buồn bã và bi quan. Người vợ này buông xuôi và không muốn thăm khám hay can thiệp gì thêm trong suốt 2 năm sau đó.

tm-img-alt
Viết miêu tả ảnh ở đây

Đển năm 2019, chị Hà lại quyết định đến bác sĩ hiếm muộn để tìm hiểu nguyên nhân tại sao 03 lần chuyển phôi trước thất bại: “Sau khi siêu âm bác sĩ nghi ngờ em có bệnh lý lạc nội mạc tử cung dẫn đến hiếm muộn và là yếu tố chính gây ra 03 lần thất bại chuyển phôi dù em chuyển mỗi lần đến 03 phôi”.

Sau khi thảo luận với bác sĩ, vợ chồng chị Hà đã cố gắng làm lại IVF chu kỳ này: “Sau khi tạo phôi N5 em đông phôi toàn bộ và tiến hành nội soi buồng tử cung tìm nguyên nhân thất bại làm tổ cũng như xác định lại tình trạng lạc nội mạc tử cung mà bác sĩ nghi ngờ bởi vì trên siêu âm không điển hình. Em được tiến hành IVF với kết quả khá tốt, có 7 phôi N5 trữ trong 5 top. Như vậy em sẽ chuyển 03 lần đầu mỗi lần 1 phôi”, chị Hà kể lại.

Sau đó, chị Hà đã được bác sĩ tiến hành phẫu thuật nội soi. Ca mổ khá nhanh bởi đúng như bác sĩ hiếm muộn dự đoán, tử cung chị Hà dạng lạc nội mạc mà không kèm tình trạng bất thường nào khác. Chị Hà đã được điều trị lạc nội mạc tử cung liên tục trong 6 tháng để giúp nội mạc tử cung “đẹp đẽ” hơn cho kỳ chuyển phôi.

Lần chuyển phôi đầu tiên sau nhiều năm, chị Hà chuyển 01 phôi N5 với nội mạc tử cung 10mm rất đẹp khiến vợ chồng chị và cả bác sĩ đều kỳ vọng vào kết quả như mong muốn vì mọi thứ đều hoàn hảo: “Phôi tốt, nội mạc đẹp, lạc nội mạc tử cung tương đối bị khống chế… đây là điều kiện để chuyển phôi rất đẹp nhưng kết quả thất bại khiến cả vợ chồng em và bác sĩ đều rất thất vọng. Bởi để có lần chuyển phôi này, vợ chồng em đã chuẩn bị gần 1 năm trời”.

Chuyển phôi lần 4 thất bại, vợ chồng chị Hà dự định nghỉ ngơi vài tháng rồi chuyển tiếp thì dịch Covid ập đến. Vậy là chị nghỉ 2 năm mới quyết định quay lại chuyển phôi thứ 2 vào năm 2022. Lần chuyển thứ 5, mọi thứ đều tốt như lần 4 nhưng kết quả vẫn không thay đổi. Chị Hà rất buồn nhưng vẫn quyết tâm chuyển tiếp lần 6 mà không cần nghỉ ngơi khiến bác sĩ phải động viên rất nhiều để chị không quá stress.

“Lần chuyển phôi thứ 6, em được bác sĩ quyết định đổi phác đồ chuyển phôi khác 02 lần trước 1 chút xíu và lần này mọi thứ đều tốt như 2 lần đầu. Cái gì mà đều tốt thường đem lại cảm giác bất an lắm, cả bác sĩ và bệnh nhân như em đều nghĩ như vậy. Nhưng mọi chuyện đều thay đổi… đúng là kết quả thay đổi khi có sự thay đổi nhẹ phác đồ, lần này em có thai trong sự ngỡ ngàng, không tin vào kết quả đó khiến bác sĩ điều trị cho cũng thở phào nhẹ nhõm. Vợ chồng em lần đầu nhìn thấy tim thai nhấp nháy trên máy siêu âm của bác sĩ đã vừa cười vừa khóc vì quá hạnh phúc và biết ơn bác sĩ đã gieo mầm hạnh phúc cho mình”, chị Hà nhớ lại giây phút đậu thai của mình.

Mới đây, vợ chồng chị Hà càng hạnh phúc hơn nữa khi nghe tiếng con trai khóc chào đời: “Vợ chồng em sau 10 năm vất vả chờ đợi và sau 6 năm đeo đuổi điều trị IVF mới có đứa con đầu lòng trong tay. Dù trải qua rất nhiều vất vả cả về tinh thần lẫn vật chất nhưng để có được điều thiêng liêng này em vẫn thấy mọi thứ như trong mơ vì quá hạnh phúc”, mẹ bỉm khẳng định.

tm-img-alt
Mới đây vợ chồng chị Hà càng hạnh phúc hơn nữa khi nghe tiếng con trai khóc chào đời. (Ảnh: BSCC).

Theo bác sĩ Thân Trọng Thạch - Giảng viên bộ môn Sản, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh - người trực tiếp thăm khám và điều trị cho mẹ bỉm trên cho biết, có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng lạc nội mạc tử cung như trào ngược máu kinh, quá trình viêm và tổn thương hay thuyết lạc chỗ từ tế bào gốc… Tuy nhiên vẫn chưa chắc chắn đâu là nguyên nhân gây ra vì có thể bao gồm cả nhiều yếu tố tạo nên tình trạng này.

Bác sĩ Thạch cũng chỉ rõ lý do lạc nội mạc tử cung gây vô sinh hiếm muộn cho các chị em và ảnh hưởng trực tiếp của bệnh tới quá trình IVF: “Lạc nội mạc tử cung ở cơ tử cung gây nên nhu động nghịch thường của tử cung và trong lòng tử cung. Bên cạnh đó tạo ra “độc tố” cản trở quá trình dịch chuyển của tinh trùng cũng như tạo ra môi trường không thuận lợi để phôi làm tổ. Bên cạnh đó lạc nội về bản chất là quá trình viêm nên gây ra hiện tượng viêm mãn nội mạc tử cung, nơi mà chuyển phôi vào để phôi làm tổ bị tổn thương nên thất bại là điều thường xảy ra. Đó là những yếu tố gây cản trở quá trình thụ thai tự nhiên và cả IVF”.

Vị bác sĩ hiếm muộn này cũng đưa ra lời khuyên cho các chị em. Nếu phụ nữ đã biết có lạc nội mạc tử cung từ trước khi lập gia đình nên có thai ngay khi lập gia đình, việc trì hoãn có thai sẽ dẫn đến khó khăn sau này khi mà tình trạng lạc nội mạc nặng lên.

Đối với phụ nữ đã có vấn đề hiếm muộn có lạc nội mạc tử cung cần điều trị tích cực rút ngắn thời gian để có thai càng sớm càng tốt kể cả làm IVF nhưng cũng tuỳ trường hợp cụ thể và hoàn cảnh cụ thể mỗi người mà bác sĩ sẽ tư vấn lựa chọn điều trị hợp lí nhất chứ không phải bắt buộc IVF cho tất cả. Bên cạnh đó, đây là bệnh lý cực khó trong IVF nên cần có bác sĩ nhiều kinh nghiệm về lạc nội mạc tử cung để đồng hành.

Cùng chuyên mục

Tin mới

Cảnh báo tình trạng ngộ độc chì ở trẻ em
Một trong những nguyên nhân phổ biến gây ngộ độc chì ở trẻ em mà cha mẹ ít cảnh giác đó là do dùng các loại thuốc nam (dân gian gọi là thuốc cam) không rõ nguồn gốc, với mong muốn giúp con tăng cân và chữa lành một số bệnh thông thường.
Hà Nội: Sẵn sàng triển khai thí điểm học bạ số cấp Tiểu học
Ngày 26/4, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức Hội nghị hướng dẫn, triển khai thí điểm học bạ số cấp Tiểu học nhằm thực hiện kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thực hiện Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030” của Chính phủ.