Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ ba, 17/01/2023 09:11 (GMT+7)

Sử dụng pháo điện có tiếng nổ có vi phạm pháp luật?

Sử dụng pháo điện có tiếng nổ có vi phạm pháp luật không và pháp luật quy định vấn đề này như thế nào?

tm-img-alt
Ảnh minh họa.

Theo Luật sư Trần Xuân Tiền, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội cho biết, theo quy định tại khoản 1, Điều 3, Nghị định 137/2020/NĐ-CP, pháo là sản phẩm có chứa thuốc pháo, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra phản ứng hóa học nhành, mạnh, sinh khí, tạo ra hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, gây ra tiếng nổ hoặc không gây ra tiếng nổ. Pháo bao gồm: Pháo nổ, pháo hoa.

Trong đó, pháo nổ là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra tiếng nổ hoặc gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian.

Còn pháo hoa là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ.

Trong khi đó, pháo điện là loại pháo thường được sử dụng trong các lễ hội và sự kiện trong nước như các hiệu ứng sân khấu, hiệu ứng trong các sự kiện. Cấu tạo bên trong của pháo điện không bao gồm thuốc pháo, mà có 01 dây kíp sẽ được kích bằng pin để nổ. Như vậy, nếu theo quy định trên, loại pháo điện nếu không phát ra tiếng nổ có thể xác định là pháo hoa. Do đó, người dân hoàn toàn được phép sử dụng pháo điện (không có thuốc pháo, không gây ra tiếng nổ mà chỉ tạo ra hiệu ứng âm thanh nổ khi có tác động của dòng điện) và đây không phải là hành vi vi phạm pháp luật. Việc sử dụng pháo điện phải tuân thủ quy định tại Điều 17, Nghị định này như sau:

“1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật.

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa”.

Tuy nhiên, nếu loại pháo điện được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích điện gây ra tiếng nổ hoặc gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian thì gọi là pháo nổ. Và hành vi sử dụng loại pháo này không thuộc các trường hợp được phép sử dụng (trường hợp tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ nghiên cứu, sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, cung cấp, vận chuyển, sử dụng pháo hoa nổ) là vi phạm pháp luật.

Căn cứ vào điểm i, khoản 3 và điểm a, khoản 7, Điều 11, Nghị định 144/2021/NĐ-CP, người nào sử dụng các loại pháo trái phép có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 - 10.000.000 đồng, đồng thời bị tịch thu tang vật.

Cùng chuyên mục

Chưa rút BHXH mà qua đời thì có bị mất tiền đã đóng?
Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam cho biết, người lao động đang đóng BHXH, hoặc người lao động đang bảo lưu thời gian đóng BHXH chết thì thân nhân được hưởng chế độ tử tuất, bao gồm 02 khoản: Mai táng phí và trợ cấp tuất (trợ cấp tuất một lần hoặc trợ cấp tuất hàng tháng).

Tin mới

Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Mỗi cá nhân được cấp một mã số BHXH và mã số BHYT
Theo BHXH Việt Nam, thông qua việc kết nối, xác thực và chuẩn hoá cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm, sẽ đảm bảo mỗi cá nhân chỉ có một mã số bảo hiểm xã hội (BHXH), một mã thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) được bổ sung số định danh cá nhân, căn cước công dân, xác thực đúng với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư...