Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ ba, 27/07/2021 16:28 (GMT+7)

Thạch Sùng thời Covid

Câu chuyện Thạch Sùng đầu cơ tích trữ làm giàu bất lương trong kho tàng cổ tích dân gian Việt Nam vẫn thường được dẫn chứng mỗi khi ám chỉ đến gian thương, hệt “Cái cân thuỷ ngân”.

Vậy mà buồn thay ở thời đại này ngay thời điểm này, vẫn nhan nhản thấy rõ hơn những lờ mờ trước đây các Thạch Sùng phiên bản 4.0, hay Thạch Sùng thời Covid. Thạch Sùng mới đầu cơ khẩu trang, nước rửa tay đó... rồi Thạch Sùng đầu cơ rau củ quả. Mà đã hết đâu...

tm-img-alt
Nhà báo Trần Anh Ngọc.

Câu chuyện các chuỗi cửa hàng thực phẩm đồng loạt tăng giá bán rau củ quả trong đại dịch vẫn chưa hạ nhiệt thì thông tin về 12 loại thuốc, sản phẩm cổ truyền phòng và hỗ trợ điều trị Covid-19 được Bộ Y tế công bố bằng văn bản tiếp tục khiến dư luận hoài nghi về kiểu nắm bắt thứ “cơ hội” được sinh ra trong “thảm họa” này.

Dòng đời của văn bản “giới thiệu” chỉ tồn tại vỏn vẹn chưa đến hai ngày nhưng đã khiến cho thị trường sản phẩm bảo vệ sức khoẻ thật sự sôi động dù nó không có tác dụng chữa bệnh. Giá cả nhảy múa loạn nhịp trong nỗi sợ hãi dịch bệnh của toàn dân. Hơn 31 triệu kết quả tìm kiếm trong 0,63 giây trên Google vào chiều 26/7/2021 với cụm từ khoá “thuốc hỗ trợ điều trị Covid” là minh chứng rõ nét nhất cho sức nóng từ thông tin mà Bộ Y tế loan ra.

Sẽ không có gì đáng nói nếu cơ quan cao nhất chịu trách nhiệm chăm lo sức khoẻ toàn dân đưa ra các nghiên cứu khoa học, thử nghiệm lâm sàng về độ an toàn và hiệu quả của các sản phẩm này đối với việc phòng và hỗ trợ điều trị bệnh. Nhưng không, thay vào đó là một văn bản khác đột ngột thu hồi văn bản cũ với lý do “có nhiều nội dung chưa phù hợp”.

Tuy nhiên, không rõ Bộ Y tế sẽ giải thích thế nào khi một trong số những loại thực phẩm hỗ trợ sức khoẻ nằm trong danh mục Bộ nêu, có tên là Kovir do Công ty Cổ phần Sao Thái Dương sản xuất. Lại được công ty này âm thầm thay đổi giá bán gấp nhiều lần chỉ vài ngày, trước khi được công bố có tên trong danh mục được Bộ Y tế khuyến cáo sử dụng?!

Rất khó hiểu vì sao Bộ Y tế lại “giới thiệu” Kovir trong cách đây không lâu chính Bộ ra cảnh báo về sản phẩm của Công ty Cổ phần Sao Thái Dương và khẳng định, không có loại thực phẩm chức năng/thực phẩm bảo vệ sức khỏe nào có công dụng dự phòng, điều trị hoặc hỗ trợ điều trị Covid-19?!

Kinh doanh trên nỗi sợ hãi, trục lợi từ sự hoang mang của bá tánh đã bần tiện nhưng nó sẽ còn tận ác nếu có sự đồng loã tiếp tay từ những “mộc son dấu đỏ”.

Ở thời đại 4.0 này, không cần phải nhìn mây nhìn gió, chỉ cần kết nối internet thì bất kỳ ai cũng nhìn thấy cái cơ trong nguy. Nhưng ai học theo thói bất lương của Thạch Sùng để đầu cơ tích trữ, trục lợi bất lương thì hẳn dư luận đã rõ!

Cùng chuyên mục

Từ 01/6 chỉ cấp mới thẻ BHYT giấy đối với một số trường hợp
Vừa qua, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đã ban hành Công văn số 168/BHXH-QLT hướng dẫn BHXH các khu vực; BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc sử dụng phôi thẻ bảo hiểm y tế (BHYT). Trong đó đáng chú ý, từ ngày 01/6/2025, cơ quan BHXH chỉ thực hiện cấp mới thẻ BHYT giấy đối với ba trường hợp.

Tin mới

Không tái ký hợp đồng lao động, công ty phải báo trước bao nhiêu ngày?
Theo quy định của pháp luật, công ty phải thông báo trước bao lâu về thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động để người lao động được biết? Trường hợp, mai hết hạn hợp đồng lao động nhưng nay công ty mới thông báo cho người lao động về việc không ký tiếp hợp đồng thì có được hay không?
Người đi bộ vi phạm giao thông sẽ bị xử lý thế nào?
Khi lái xe trên đường cao tốc, tôi thấy nhiều người đi bộ bắt xe, đi bộ tập thể dục trên làn đường khẩn cấp của đường cao tốc, hành vi này rất nguy hiểm, tiềm ẩn nguy cơ cao gây tai nạn giao thông. Bộ Công an cho hỏi, nếu người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ sẽ bị xử lý như thế nào?