Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Chủ nhật, 29/01/2023 16:50 (GMT+7)

Thắp hương, đốt vàng mã không đúng nơi quy định khi đi chùa có bị phạt

Theo Nghị định 38/2021/NĐ-CP, hành vi thắp hương, đốt vàng mã không đúng nơi quy định có thể bị xử phạt cao nhất lên đến 500.000 đồng.

tm-img-alt
Ảnh minh họa.

Việc thắp hương, đốt tiền vàng mã trong các lễ hội truyền thống, ngày lễ,… đã trở thành thói quen lâu đời của người Việt. Tại các đền chùa đều có khu vực thắp hương, đốt vàng mã riêng. Người dân đi lễ chùa muốn thắp hương, hóa vàng mã cần thực hiện đúng theo hướng dẫn của Ban tổ chức lễ hội, khu di tích.

Theo khoản 1, Điều 14 Nghị định 38/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực văn hóa, quảng cáo, phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

- Thắp hương hoặc đốt vàng mã không đúng nơi quy định;

- Nói tục, chửi thề, xúc phạm tâm linh gây ảnh hưởng đến không khí trang nghiêm của lễ hội;

- Mặc trang phục không lịch sự hoặc không phù hợp với truyền thống văn hóa Việt Nam.

Như vậy, với người thắp hương hoặc đốt vàng mã không đúng nơi quy định tại các lễ hội sẽ bị phạt tiền đến 500.000 đồng. Trước đây, theo Điều 2 Nghị định 28/2017/NĐ-CP, có hiệu lực đến hết ngày 31/5/2021 quy định phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi thắp hương hoặc đốt vàng mã không đúng quy định của Ban tổ chức lễ hội, Ban quản lý di tích; ném, thả tiền xuống giếng, ao hồ; nói tục, xúc phạm tâm linh gây ảnh hưởng đến không khí trang nghiêm; xả rác bừa bãi làm mất vệ sinh môi trường trong khu vực lễ hội, di tích.

Ngoài ra, khoản 2 của Điều 14 Nghị định 38/2021/NĐ-CP cũng quy định về phạt tiền từ 500.000 đồng đến 01 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

- Không báo cáo bằng văn bản kết quả tổ chức lễ hội đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định;

- Chèo kéo người tham dự lễ hội sử dụng dịch vụ, hàng hóa của mình.

Phạt tiền từ 01 - 03 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Không thành lập Ban tổ chức lễ hội theo quy định; Bán vé, thu tiền tham dự lễ hội; Không có nhà vệ sinh hoặc có nhà vệ sinh nhưng không bảo đảm tiêu chuẩn theo quy định trong khu vực lễ hội, di tích; Không tuyên truyền, giới thiệu mục đích, ý nghĩa, giá trị của lễ hội trên hệ thống loa phát thanh hoặc bảng, biển và các hình thức tuyên truyền khác; Không thông báo số điện thoại đường dây nóng để tiếp nhận thông tin phản ánh của người tham gia lễ hội.

Cùng chuyên mục

Không tái ký hợp đồng lao động, công ty phải báo trước bao nhiêu ngày?
Theo quy định của pháp luật, công ty phải thông báo trước bao lâu về thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động để người lao động được biết? Trường hợp, mai hết hạn hợp đồng lao động nhưng nay công ty mới thông báo cho người lao động về việc không ký tiếp hợp đồng thì có được hay không?
Người đi bộ vi phạm giao thông sẽ bị xử lý thế nào?
Khi lái xe trên đường cao tốc, tôi thấy nhiều người đi bộ bắt xe, đi bộ tập thể dục trên làn đường khẩn cấp của đường cao tốc, hành vi này rất nguy hiểm, tiềm ẩn nguy cơ cao gây tai nạn giao thông. Bộ Công an cho hỏi, nếu người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ sẽ bị xử lý như thế nào?
Xác định tài sản riêng của vợ chồng thế nào?
Theo quy định hiện nay, muốn chứng minh tài sản riêng của vợ chồng cần dựa trên những căn cứ nào? Tài sản riêng của tôi là căn hộ vợ/chồng tôi đang ở thì tôi có được bán để xử lý việc cá nhân hay không?
Điều kiện để di chúc có hiệu lực
Di chúc là giấy tờ hợp pháp thể hiện nguyện vọng, mong muốn của một người về cách phân chia tài sản của người đó có được sau khi chết. Tuy nhiên, trong thực tiễn có không ít trường hợp người lập di chúc do thiếu hiểu biết pháp luật khiến di chúc được lập không hợp pháp dẫn tới tình trạng tranh chấp, mâu thuẫn giữa những người thừa kế, gây mất tình cảm, đoàn kết.

Tin mới