Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ tư, 07/08/2024 15:59 (GMT+7)

Thương Tín có 6 huy chương vàng, trăm vai diễn nhưng không 1 danh hiệu, vì sao?

Với sự nghiệp có hàng trăm vai diễn nhưng Thương Tín lại không có một danh hiệu nào đi kèm với tên của mình khiến người hâm mộ không khỏi băn khoăn.

Thương Tín (SN 1956, Ninh Thuận) khởi đầu sự nghiệp với cải lương nhưng được biết đến nhiều hơn trong lĩnh vực điện ảnh. Nhiều bộ phim ông tham gia đều nổi tiếng và gây tiếng vang lớn như: Vai thiếu tá Lưu Kỳ Vọng trong "Ván bài lật ngửa"; tướng cướp Bạch Hải Đường trong "SBC"; Sáu Tâm trong "Biệt động Sài Gòn"; Tám Thương trong "Chiến trường chia nửa vầng trăng"…

Tính đến năm 2015, Thương Tín là diễn viên tham gia nhiều phim truyện nhựa, video nhất Việt Nam với hơn 200 bộ phim lớn nhỏ.

Trong thời kỳ đỉnh cao, có năm ông đóng tới 12 vai chính trong các phim khác nhau.

Với sự nghiệp có hàng trăm vai diễn nhưng Thương Tín lại không có một danh hiệu nào đi kèm với tên của mình khiến người hâm mộ không khỏi băn khoăn vì sao lại vậy?

Thương Tín có 6 huy chương vàng, trăm vai diễn nhưng không 1 danh hiệu, vì sao? Ảnh 1
Thương Tín nổi tiếng với vai diễn trong "Biệt động Sài Gòn"

Ngược về quá khứ, nam diễn viên từng chia sẻ với truyền thông rằng, ông đã được 6 huy chương vàng. Theo đó từ phim cho đến kịch ông đều có giải vàng. “Ở vai diễn trong phim “Bài ca không quên”, tôi giành giải nam diễn viên xuất sắc nhất, Liên hoan phim Việt Nam lần thứ VI, 1982. Tôi cũng đoạt 5 huy chương vàng. Huy chương vàng đầu tiên dành cho vai diễn trong vở “Màu giấy mới”.

Huy chương vàng thứ hai ở vở “Đứng trước biển”. Huy chương vàng thứ ba ở vở “Huyền thoại mẹ”, khi tôi tham gia Đoàn kịch Kim Cương. Còn hai vai diễn ở hai vở nữa cũng giúp tôi đoạt huy chương vàng nhưng tôi quên tên rồi”, nam nghệ sĩ chia sẻ trên Tiền Phong.

Theo nam diễn viên, trước kia ông không quan trọng chuyện danh hiệu. Nhưng thời gian về sau, ông lại nghĩ việc được phong tặng danh hiệu NSƯT cũng là một sự ghi nhận với cống hiến trong nghề.

Tuy nhiên, khi được hỏi về chuyện làm hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu, nam diễn viên từng cho biết, ông không muốn làm việc này. Ông cũng từng kể rằng, thời gian ra mắt hồi ký của mình, có người nói rằng ông xứng đáng là NSND và ngỏ lời giúp đỡ. Song ông từ chối vì cho rằng đã quá muộn.

Thương Tín có 6 huy chương vàng, trăm vai diễn nhưng không 1 danh hiệu, vì sao? Ảnh 2

Thương Tín cũng từng thắc mắc: Tại sao ông nhiều huy chương trong nghề như thế mà chưa được phong tặng bất kỳ danh hiệu nào. Trong khi đó, nói đến Thương Tín, NSƯT Lê Thiện trầm giọng: “Chỉ tiếc người có tài lại có tật…”.

Một lãnh đạo của Hội Sân khấu Thành phố Hồ Chí Minh cũng nói: “Thương Tín không phải hội viên Hội Sân khấu, cũng chưa chắc là hội viên Hội Điện ảnh. Anh ấy không tham gia Hội nào của thành phố”.

Một vị lãnh đạo khác của Hội Điện Ảnh Việt Nam lại từ chối những câu hỏi liên quan đến Thương Tín, chỉ bảo: “Không nói được đâu. Có nhiều vấn đề lắm. Chính tôi và anh em nghệ sĩ hỗ trợ nhiều rồi nhưng theo tôi bây giờ không ai dám nhào vô giúp đỡ đâu”.

Quy định xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú năm 2024

Năm nay, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 61/2024/NĐ-CP ngày 6/6/2024, quy định về xét tặng danh hiệu nghệ sĩ Nhân dân (NSND), Nghệ sĩ Ưu tú (NSƯT).

- Danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân được xét tặng cho cá nhân đạt các tiêu chuẩn trung thành với Tổ quốc, chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, điều lệ, nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, địa phương.

NSND phải có phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu trong cuộc sống, tận tụy với nghề, có tài năng nghệ thuật tiêu biểu xuất sắc cho loại hình, ngành, nghề văn hóa, nghệ thuật được tôn vinh.

NSND phải có uy tín nghề nghiệp, có nhiều cống hiến cho sự nghiệp cách mạng Việt Nam, được đồng nghiệp và nhân dân ghi nhận, mến mộ.

NSND phải hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật chuyên nghiệp liên tục hoặc cộng dồn từ 20 năm trở lên (hoặc 15 năm trở lên đối với loại hình nghệ thuật xiếc, múa).

Nghệ sĩ được xét tặng danh hiệu NSND khi đã được tặng danh hiệu NSƯT và tiếp tục đạt một trong các tiêu chí về giải thưởng trong nước hoặc quốc tế.

- Danh hiệu NSƯT được xét tặng cho cá nhân có thời gian hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật chuyên nghiệp liên tục hoặc cộng dồn từ 15 năm trở lên (hoặc 10 năm trở lên đối với loại hình nghệ thuật xiếc, múa). Các nghệ sĩ được xét tặng cũng phải đạt một trong các tiêu chí theo quy định về giải thưởng.

Cùng chuyên mục

Tin mới