Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ sáu, 10/06/2022 11:12 (GMT+7)

Tiêm vaccine mũi 4 nhằm tăng khả năng bảo vệ, hạn chế tình trạng chuyển nặng

Theo Phó Giám đốc HCDC Lê Hồng Nga, việc tiêm chủng mũi nhắc lại là rất cần thiết và có ý nghĩa đặc biệt trong bối cảnh hiện nay khi đất nước đang bước vào giai đoạn bình thường.

Tại họp báo thông tin về tình hình dịch COVID-19 và các vấn đề về kinh tế - xã hội trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ngày 9/6, các cơ quan chức năng đã thông tin về tình hình tiêm vaccine phòng COVID-19.

Bà Lê Hồng Nga, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh (HCDC) cho biết, Thành phố đang tiến hành tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi thứ nhất, mũi nhắc lại cho người trên 18 tuổi và tiếp tục tiêm chủng cho những người chưa tiêm từ 12-17 tuổi, từ 5-11 tuổi.

Theo số liệu thống kê đến ngày 9/6, tỷ lệ tiêm vaccine phòng COVID-19 nhắc lại lần thứ nhất (mũi 3) chưa cao, đạt khoảng 63,87%; mũi 4 mới triển khai tiêm, tiến độ khá chậm. Bên cạnh đó, tỷ lệ tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ 12-17 tuổi đạt gần 90%, trẻ 5-11 tuổi mũi 1 đạt khoảng 33%, mũi 2 đang tiêm.

Theo bà Lê Hồng Nga, việc tiêm chủng mũi nhắc lại là rất cần thiết và có ý nghĩa đặc biệt trong bối cảnh hiện nay khi đất nước đang bước vào giai đoạn bình thường, từng bước khôi phục lại các hoạt động xã hội, sản xuất.

Do đó, việc này sẽ giúp tăng cường hoặc khôi phục khả năng bảo vệ bởi những liều tiêm cơ bản trước đây sau một thời gian lượng kháng thể sẽ giảm dần. Theo đó, việc tiêm liều nhắc lại đúng lịch giúp tăng cường khả năng bảo vệ, hạn chế tình trạng chuyển nặng với từng cá nhân.

Đưa ra thực tế ở một số đất nước trên thế giới sau khi dịch đã được kiểm soát nhưng sau đó vẫn có thể bùng phát trở lại, bà Lê Hồng Nga cho rằng, việc tiêm nhắc đầy đủ và đúng lịch sẽ giúp kiểm soát tốt hơn dịch COVID-19.

Theo một khảo sát với hơn 2.000 người không tiêm đủ vaccine mũi nhắc lại, ngành Y tế Thành phố Hồ Chí Minh ghi nhận nhiều nguyên nhân, trong đó có 15% số người dân không biết nơi tiêm; 12% không đồng ý tiêm; 11% sợ phản ứng; 10% bận việc hoặc không có thời gian đi tiêm…

Sau đó, Sở Y tế đã chỉ đạo các Trung tâm Y tế quận huyện, Phòng Y tế lập kế hoạch tiêm chủng, công khai thông tin để người dân dễ dàng tiếp cận. Việc tổ chức tiêm chủng luôn thực hiện đúng quy trình an toàn tiêm chủng của Bộ Y tế từ khâu đảm bảo vaccine, khám chỉ định và theo dõi sau tiêm.

Lịch tiêm mũi nhắc lại vaccine COVID-19 cụ thể: Liều nhắc lại lần 1 (mũi 3), ít nhất 3 tháng sau tiêm mũi cuối cùng của liều cơ bản; liều nhắc lại lần 2 (mũi 4), ít nhất là 4 tháng sau khi tiêm mũi nhắc lần 1 (mũi 3); đối với người đã mắc COVID-19 sau tiêm mũi 3, trì hoãn tiêm chủng 3 tháng kể từ ngày mắc COVID-19.

Cùng chuyên mục

Yêu cầu truy xuất tận gốc thực phẩm nghi ngờ gây ngộ độc 37 người
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có công văn đề nghị Sở An toàn thực phẩm TP Hồ Chí Minh tổ chức điều tra xác định rõ nguyên nhân vụ nghi ngờ ngộ độc khiến 37 người nhập viện sau ăn bánh mì; truy xuất đến tận cùng nguồn gốc thực phẩm nghi ngờ gây ngộ độc, lấy mẫu thực phẩm, bệnh phẩm để xét nghiệm tìm nguyên nhân...
Nghiên cứu thành công vaccine "đa năng" chống nhiều loại ung thư
Các nhà khoa học tại Đại học Tufts của Mỹ vừa công bố bước tiến vượt bậc trong cuộc chiến chống ung thư: một loại vaccine mới có khả năng kích hoạt phản ứng miễn dịch mạnh mẽ, giúp cơ thể chống lại nhiều loại khối u ác tính nguy hiểm.
Tổn thương đốt sống cổ vì sử dụng điện thoại quá nhiều
Với thói quen thường xuyên sử dụng điện thoại hơn 8 giờ mỗi ngày, anh An (38 tuổi) đã phải nhập viện vì bị yếu tay chân phải, đau nhiều ở cổ vai gáy và lưng, khó thực hiện các hoạt động khiêng vác nặng hoặc cần sự tỉ mỉ như cài nút áo, cầm đũa.

Tin mới