Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ năm, 14/03/2024 09:19 (GMT+7)

Tìm hiểu thêm về cụm từ hạn sử dụng thực phẩm được ghi trên bao bì

Cụm từ hạn sử dụng thực phẩm “Sử dụng trước” và “sử dụng tốt nhất trước” ngày được hiểu như thế nào?

Hạn sử dụng ghi trên nhãn thực phẩm giúp người tiêu dùng biết được thực phẩm có thể được lưu giữ trong bao lâu trước khi bắt đầu hỏng hoặc không thể ăn được và không nên ăn. Thuật ngữ “sử dụng trước-Use by” ngày…” là về an toàn thực phẩm, còn “tốt nhất trước” ngày..” là về chất lượng thực phẩm, không phải là tính an toàn.

'Sử dụng trước-Use by'…

Thuật ngữ “sử dụng trước” ngày…” là về an toàn thực phẩm. Thực phẩm có thể sử dụng và an toàn cho đến ngày hạn sử dụng, chứ không phải ngày sau ngày đó. Cụm từ này thường dùng cho những loại thực phẩm có thời hạn an toàn ngắn, dễ hỏng sau ngày hạn sử dụng, ví dụ: như các sản phẩm thịt hoặc các loại salát ăn liền.

Tìm hiểu thêm về cụm từ hạn sử dụng thực phẩm “Sử dụng trước” và “sử dụng tốt nhất trước” ngày

'Sử dụng tốt trước-Best Before' ngày…

Hạn sử dụng “tốt nhất trước” ngày… là hạn sử dụng về chất lượng tốt nhất của sản phẩm, không phải là về độ an toàn. Thực phẩm vẫn có thể an toàn để ăn sau ngày này nhưng không ở trạng thái ngon nhất. Hương vị và kết cấu của nó có thể không còn ngon như trước. Cụm từ này thường được dùng đối với thực phẩm đông lạnh, đồ khô và đóng hộp. Tuy nhiên, người tiêu dùng nên tránh ăn những thực phẩm hư hỏng và nên sử dụng theo đúng hạn sử dụng ghi trên bao bì thực phẩm.

Tìm hiểu thêm về cụm từ hạn sử dụng thực phẩm “Sử dụng trước” và “sử dụng tốt nhất trước” ngày

Lưu ý sau khi sử dụng thực phẩm bao gói đã được mở

Sau khi mua thực phẩm phải tuân thủ nguyên tắc hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất, hạn ghi nhãn trên bao bì thực phẩm có thể không còn phù hợp nữa. Làm theo hướng dẫn có nhà sản xuất về thời gian và điều kiện bảo quản thực phẩm sau khi mở gói thực phẩm, ví dụ “bảo quản trong tủ lạnh sau khi mở nắp ở nhiệt độ bằng hoặc thấp hơn 40C và dùng hết trong vòng 7 ngày”.

Cùng chuyên mục

Dừng lưu thông và truy xuất tận cùng nguồn gốc sản phẩm rượu nghi ngờ gây ngộ độc
Đây là yêu cầu của Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) ngay sau khi nhận được thông tin từ Trung tâm chống độc - Bệnh viện Bạch Mai về 5 trường hợp đang cấp cứu, điều trị tại Trung tâm do ngộ độc methanol, trong đó có một trường hợp từ Thái Nguyên và bốn trường hợp từ Thường Tín, Hà Nội cùng uống một loại rượu từ Thái Nguyên.
Cục An toàn thực phẩm chỉ cách chọn bánh trung thu an toàn
Tết Trung thu đang đến gần, nhu cầu tiêu dùng bánh trung thu tăng đột biến, bên cạnh các sản phẩm bảo đảm an toàn cũng còn một số tổ chức, cá nhân có hành vi lén lút đưa ra thị trường một số loại bánh kẹo nhập lậu, không có nguồn gốc, xuất xứ.

Tin mới

Dừng lưu thông và truy xuất tận cùng nguồn gốc sản phẩm rượu nghi ngờ gây ngộ độc
Đây là yêu cầu của Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) ngay sau khi nhận được thông tin từ Trung tâm chống độc - Bệnh viện Bạch Mai về 5 trường hợp đang cấp cứu, điều trị tại Trung tâm do ngộ độc methanol, trong đó có một trường hợp từ Thái Nguyên và bốn trường hợp từ Thường Tín, Hà Nội cùng uống một loại rượu từ Thái Nguyên.