Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ ba, 07/02/2023 14:12 (GMT+7)

Tội nhận hối lộ là gì? Mức phạt tù đối với tội nhận hối lộ

Nhận hối lộ là gì? Khi nào một hành vi nhận hối lộ sẽ bị truy tố và xử lý theo quy định của pháp luật hình sự hiện nay?

Tội nhận hối lộ là gì?

Tội nhận hối lộ là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn, lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích (vật chất hoặc phi vật chất khác) dưới bất kỳ hình thức nào cho chính bản thân người đó hoặc cho người khác hoặc cho tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vi lợi ích hay theo yêu cầu của người đưa hối lộ.

Theo Điều 354 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về tội nhận hối lộ như sau:

1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

b) Lợi ích phi vật chất.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Có tổ chức;

b) Lạm dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng;

đ) Phạm tội 02 lần trở lên;

e) Biết rõ của hối lộ là tài sản của Nhà nước;

g) Đòi hối lộ, sách nhiễu hoặc dùng thủ đoạn xảo quyệt.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:

a) Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

b) Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;

b) Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.

5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

6. Người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước mà nhận hối lộ, thì bị xử lý theo quy định tại Điều này.

Như vậy, đối với tội nhận hối lộ thì mức phạt tù cao nhất lên đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.

tm-img-alt
Tội nhận hối lộ là gì? Mức phạt tù đối với tội nhận hối lộ.

Dấu hiệu pháp lý của tội phạm

* Khách thể của tội phạm

Tội nhận hối lộ trực tiếp xâm phạm sự hoạt động đúng đắn của các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội.

* Mặt khách quan của tội phạm

Được đặc trưng bởi các dấu hiệu sau:

a. Thủ đoạn phạm tội

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn. Tức là người phạm tội sử dụng quyền hạn được giao như là một phương tiện phạm tội để thực hiện việc nhận hối lộ.

- Hành vi khách quan của tội phạm được thực hiện bởi 02 hành vi:

a.1 Hành vi nhận tiền, của hối lộ dưới bất kỳ hình thức nào, trực tiếp hoặc qua trung gian (1).

a.2 Làm hoặc không làm một việc thuộc trách nhiệm của mình vì lợi ích hay theo yêu cầu của người đưa (2).

Trong hai loại hành vi khách quan này thì hành vi (1) có thể thực hiện trước hành vi (2), tức là nhận của hối lộ rồi làm hoặc không làm một việc gì vì lợi ích hay theo yêu cầu của người đưa. Nhưng hành vi (2) cũng có thể thực hiện trước hành vi (1) – tức là làm một việc vì lợi ích hay theo yêu cầu của người đưa rồi sau đó nhận hối lộ.

Nếu người có chức vụ quyền hạn làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hay theo yêu cầu của người đưa rồi sau đó nhận của hối lộ thì phải thỏa mãn điều kiện là có sự thỏa thuận trước mới cấu thành tội nhận hối lộ.

Nếu người phạm tội làm hoặc không làm một việc thuộc trách nhiệm của mình vì lợi ích hay theo yêu cầu của người đưa mà cấu thành một tội độc lập thì ngoài tội nhận hối lộ họ còn bị truy tố thêm tội đã cấu thành.

b. Phương tiện phạm tội:

b.1 Tương tự như đối với tội tham ô, Bộ luật hình sự năm 2015 đã nâng mức định giá trị tài sản trong tình tiết định tội và định khung tăng nặng của tội nhận hối lộ. Cụ thể:

+ Đối với mức định lượng của giá trị tài sản nhậ hối lộ trong khung định tội, Bộ luật hình sự 2015 đã tăng từ 2.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng. Nếu giá trị của nhận hối lộ dưới 2.000.000 đồng thì phải đáp ứng một trong hai điều kiện: đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc bị kết án về một trong các tội tham nhũng, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

+ Đối với mức định lượng của giá trị tài sản nhận hối lộ trong khung tăng nặng, 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng lên 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng cho hình phạt từ 07 năm đến 15 năm, từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng lên mức từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng đối với hình phạt tù 20 năm, chung thân hoặc tử hình.

b.2 Bộ luật hình sự năm 2015 còn bổ sung thêm tình tiết định khung tăng nặng đối với trường hợp “ gây thiệt hại về tài sản ” (chưa được quy định cụ thể trong Bộ luật hình sự năm 1999) với các mức định lượng giá trị như sau: gây thiệt hịa về tài sản từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng (phạt tù từ 07 năm đến 15 năm); gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên (phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình).

Đồng thời, Bộ luật hình sự năm 2015 đã bổ sung thêm lợi ích phi vật chất vào cấu thành định tội danh này, xuất phát từ thực tiễn đấu tranh, phòng chống tội phạm nhận hối lộ và hối lộ.

Tội này hoàn thành một trong hai thời điểm: Nếu chủ động đòi hối lộ thì hoàn thành từ thời điểm đòi. Nếu không đòi hối lộ thì hoàn thành từ thời điểm nhận hối lộ.

* Chủ thể của tội phạm: là người có chức vụ quyền hạn ở khu vục Nhà nước hoặc trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước.

* Mặt chủ quan của tội phạm: Tội phạm thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp.

c. Về hình phạt

- Người phạm tội quy định tại Khoản 1 Điều 354 bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

Các tình tiết tăng nặng:

Đối với các trường hợp phạm tội thuộc định khung tăng nặng, phị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm, ngoài việc nâng định mức giá trị tài sản nhận hối lộ, bổ sung tình tiết gây thiệt hại tài sản, Bộ luật hình sự 2015 còn sửa đổi tình tiết tăng nặng “ phạm tội nhiều lần ” ( theo quy định của Bộ luật hình sự năm 1999) thành “ phạm tội từ 02 lần trở lên” nhằm nâng cao tính răn đe và hiệu lực của chế tài. Cụ thể, các trường hợp phạm tội sau thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

+ Có tổ chức;

+ Lạm dụng chức vụ, quyền hạn;

+ Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

+ Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng;

+ Phạm tội 02 lần trở lên;

+ Biết rõ của hối lộ là tài sản của Nhà nước;

+ Đòi hối lộ, sách nhiễu hoặc dùng thủ đoạn xảo quyệt;

- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:

+ Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

+ Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng.

- Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

+ Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;

+ Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.

- Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản (theo Bộ luật hình sự năm 1999, mức phạt tiền với tội danh này được quy định từ một lần đến năm lần của hối lộ).

Cùng chuyên mục

Những đơn vị tiếp nhận xử lý thông tin về vi phạm giao thông
Thời gian qua, một số trường hợp người dân cung cấp thông tin, hình ảnh về hành vi vi phạm trên mạng xã hội đã được CSGT ghi nhận, xác minh, xử lý. Vậy, lực lượng Công an có đầu mối tiếp nhận các loại thông tin này để người dân cung cấp trực tiếp không? Hướng dẫn cụ thể thế nào?
Một người thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT hưởng quyền lợi thế nào?
Trường hợp một người đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT khác nhau quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT năm 2014, thì đóng BHYT theo đối tượng đầu tiên mà người đó được xác định theo thứ tự của các đối tượng quy định tại Điều 12 của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT).
Thời hạn nộp chi phí tham gia đấu thầu
Đây là nội dung quy định tại Thông tư 05/2024/TT-BKHĐT ngày 19/4/2024 của Bộ KH&ĐT về quản lý và sử dụng các chi phí trong lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.

Tin mới

Cảnh giác với bẫy lừa đảo mạo danh 'Trại Hè Kỹ năng-Học kỳ CAND', 'Trại Hè quân đội'
Theo lực lượng Công an, lợi dụng nhu cầu tìm kiếm các khóa học, chương trình ngoại khóa trong dịp nghỉ Hè, gần đây, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều tài khoản Facebook “Trại Hè Kỹ năng-Học kỳ CAND nhí," "Trại Hè Kỹ năng-Học kỳ CAND," "Trại Hè quân đội," “Trải nghiệm quân đội Hè” có dấu hiệu lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của những người đăng ký tham gia.
Uống hoa đu đủ đực có chữa được bệnh ung thư như ‘truyền miệng’?
Dù chưa có một bằng chứng khoa học nào về việc hoa đu đủ đực có thể chữa khỏi ung thư, thế nhưng trong thời gian qua, trên các trang mạng xã hội liên tục chia sẻ thông tin hoa đu đủ đực ngâm mật ong có thể chữa được rất nhiều bệnh, đặc biệt là bệnh ung thư. Theo đó, các bác sĩ cảnh báo, uống hoa đu đủ với hi vọng chữa ung thư khiến người bệnh dễ mất cơ hội điều trị ở giai đoạn sớm.