Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ sáu, 10/03/2023 14:11 (GMT+7)

TP. Hồ Chí Minh: Máy Laptop xách tay “nở rộ” tiềm ẩn những hiểm hoạ khó lường

Máy tính xách tay có thương hiệu như Macbook, Dell, Thinkpad có giá từ vài triệu đến hơn chục triệu không có nguồn gốc xuất xứ, hóa đơn là tình hình kinh doanh chung tại hàng loạt cửa hàng online trá hình gắn mác hàng nhập khẩu chính hãng.

Không khó để mua được những chiếc máy tính cao cấp giá rẻ được gắn mác “xách tay” với xuất xứ từ Mỹ với mã LL/A, Singapore với mã SA/A, Nhật Bản với mã J/A…đã qua sử dụng được nhập về Việt Nam theo nhiều cách và gắn mác “hàng xách tay Like New” với các thương hiệu nổi tiếng đã được bảo hộ và phân phối tại Việt Nam như: Macbook, Dell, Lenovo, Thinkpad với mã VN/A. Các dòng máy tính đã hết hạn sử dụng, lỗi hoặc dựng lại tiềm ấn rất nhiều rủi ro và nguy cơ cháy nổ, độc hại ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân, khi không được kiểm soát theo đường chính ngạch.

Để tìm hiểu kỹ hơn về hoạt động kinh doanh của dòng máy tính xách tay, PV Sức Khoẻ Việt đã làm việc tại một số cửa hàng điện thoại có tiếng, được người tiêu dùng quan tâm nhiều trên các trang mạng xã hội, có sức mua và nhập khẩu số lượng lớn như: Công ty Laptop Việt - Nhật Địa chỉ: 196/19 Vườn Lài, P.Tân Thành, quận Tân Phú, Chủ cửa hàng: Nguyễn Hữu Cần. Công ty H2 Shop địa chỉ: 13/14 Lê Thánh Tôn, phường Bến Nghé, Q1, hoặc Số 1 Gò Dầu, phường Tân Quý, Quận Tân Phú…

Điểm chung của các cửa hàng online giới thiệu là Laptop Việt Nhật, hay Laptop nhập khẩu Mỹ Nhật là cửa hàng không có bảng hiệu giới thiệu công ty, mà là nhà ở người dân được thuê lại, để làm kho chứa hàng và bán online.

TP. Hồ Chí Minh: Máy Laptop xách tay “nở rộ” tiềm ẩn những hiểm hoạ khó lường
Thị trường máy tính xách tay công khai hoạt động rầm rộ trên không gian mạng mà không bị cơ quan nào kiểm soát.

Ở các cửa hàng này, giá của những chiếc máy tính cao cấp như Macbook Air hoặc Macbook Pro “nhảy” loạn xạ với vô vàn giá tuỳ theo tình trạng. Nếu một chiếc Macbook Pro được nhà phân phối chính hãng niêm yết giá là 30 triệu đồng bản 16 GB và bản 256 GB có giá lên đến 38 triệu đồng thì giá máy cùng loại được giới thiệu là hàng xách tay chỉ có giá xấp xỉ 10-20 triệu đồng. Một con số chênh lệch "khủng khiếp". Đặc biệt tại Công ty Laptop Việt Nhật hay là Laptop nhập khẩu Nhật Mỹ của ông chủ Nguyễn Hữu Cần địa chỉ số 196/19 Vườn Lài, p.Tân Thành, quận Tân Phú thì báo giá máy Macbook Air 13 inch 2017, khuyến mãi siêu khủng tất cả đồng giá có giá 6 triệu 600 ngàn đồng. Mua số lượng lớn thì còn được khuyến mãi thêm.

TP. Hồ Chí Minh: Máy Laptop xách tay “nở rộ” tiềm ẩn những hiểm hoạ khó lường
Ông chủ đang vô tư live stream giới thiệu siêu phẩm hàng xách tay giữa một kho hàng hàng trăm chiếc Macbook vừa được cửa hàng này nhập về.

Theo quan sát từ PV, tại đây tập trung rất nhiều dòng máy tính thương hiệu nổi tiếng đã qua sử dụng. Kho hàng nơi đây giống như “thế giới máy tính xách tay”, “kho máy tính xách tay khổng lồ” khi bán đủ loại sản phẩm liên quan đến điện thoại laptop cao cấp, đặc biệt là thương hiệu Apple và Thinkpad…

Khi PV hỏi bất kỳ sản phẩm nào, đại diện cửa hàng là ông Cần cũng trả lời: “Dòng anh cần tìm bên em cung cấp được, đủ màu, đủ mẫu”. Tương tự, các cửa hàng khác như H2 Shop, Laptop 8993 số 8 Nguyễn Văn Lạc - Bình Thạnh hay Macbook giá sỉ số 237 Trần Quang Khải, phường Tân Định, Q 1 cũng cho biết: “Anh chị muốn mua loại nào thì cứ liệt kê, bên em có đầy đủ hàng để đáp ứng nhu cầu của anh chị”.

TP. Hồ Chí Minh: Máy Laptop xách tay “nở rộ” tiềm ẩn những hiểm hoạ khó lường
Ma trận máy tính xách tay tiềm tàng trong những cửa hàng mang nhiều hệ lụy lớn ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân.

PV tiếp tục hỏi sản phẩm nào tốt, nhân viên trả lời: “Dạ sản phẩm nào cũng tốt cả!”. Nếu hàng của Mỹ thì có mã là LL/A, hàng của Singapore là SA/A, hàng của Nhật là J/A, nhưng hàng của Mỹ là tốt nhất và có giá cao nhất. Nếu muốn lấy lấy số lượng lớn thì quý anh chị báo số lượng cho em bao nhiêu cũng có”.

Dễ mua phải hàng nhái

Điểm chung của những của hàng trên là không thể xuất được hoá đơn. Nếu muốn lấy hoá đơn thì các cửa hàng sẽ xuất cho bên mua hoá đơn của các dòng máy khác hoặc dòng dịch vụ bổ trợ và phải đóng thêm 10% thuế VAT như một dạng mua bán hoá đơn. Đây là một hình thức lách luật trốn thuế vì là hàng lậu nhập theo đường tiểu ngạch.

Khách hàng khi mua máy không am hiểu nhiều về công nghệ, nên lúc "test" (kiểm tra) máy, khó có thể phân biệt được hàng nhái loại 1, có thể mua nhầm máy cũ được “mông má” bên ngoài và cho vào hộp phụ kiện mới. Những sản phẩm này được “giới chuyên môn” gọi là hàng dựng. Hoặc mua phải máy tính xách tay được thay vỏ, bo mạch và linh kiện trước khi nhập về Việt Nam.

TP. Hồ Chí Minh: Máy Laptop xách tay “nở rộ” tiềm ẩn những hiểm hoạ khó lường
Công ty Laptop Nhật - Việt một trong những ông trùm của dòng máy tính xách tay tại thì trường mua bán online.

Đi kèm với những rủi ro về chất lượng máy khi mua điện thoại xách tay, khách hàng cũng có thể sẽ không nhận được sự hỗ trợ trực tiếp từ hãng như những chiếc máy được mua chính hãng. Chẳng hạn, người mua Macbook thường có chính sách đổi mới pin hoặc sạc miễn phí cho người mua hàng nếu bị lỗi sau một thời gian sử dụng. Cùng với đó là hàng loạt các chính sách hậu mãi đến từ nhà sản xuất nếu sảy ra lỗi hoặc hỏng hóc.

TP. Hồ Chí Minh: Máy Laptop xách tay “nở rộ” tiềm ẩn những hiểm hoạ khó lường
Macbook Giá sỉ nổi cộm trong giới máy tính laptop xách tay hiện nay.

Nhận định về hiện tượng này, luật sư Trương Minh Tuỳ (đoàn Luật sư TP HCM) cho biết: “Việc buôn bán hàng qua nhập khẩu từ nước ngoài về mà không có hồ sơ, chứng từ hợp pháp thì hàng hóa này bị coi là hàng hóa nhập lậu theo khoản 7 Điều 3 Nghị định 185/2013/ NĐ - CP'' Hàng hóa nhập lậu” gồm: d) Hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường không có hóa đơn, chứng từ kèm theo theo quy định của pháp luật hoặc có hóa đơn, chứng từ nhưng hóa đơn, chứng từ là không hợp pháp theo quy định của pháp luật về quản lý hóa đơn; Vì vậy, với những trường hợp này có thể bị xử lý hành chính về hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu theo Điều 17 Nghị định 185/2013/NĐ-CP ''.

Luật sư Trương Minh Tuỳ cho biết thêm: Từ 15/10/2020, kinh doanh hàng xách tay không chứng từ, không khai báo hải quan sẽ bị phạt 100-200 triệu đồng. Theo Nghị định 98/2020 về xử phạt hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, cá nhân kinh doanh hàng nhập lậu sẽ bị phạt 500.000 - 50 triệu đồng, tuỳ thuộc giá trị hàng hoá nhập lậu. Còn tổ chức vi phạm kinh doanh hàng lậu sẽ bị phạt 1-100 triệu đồng.

Đáng chú ý, mức xử phạt sẽ tăng lên gấp đôi, tối đa 100 triệu đồng với cá nhân và 200 triệu đồng với tổ chức nếu người vi phạm trực tiếp nhập lậu hàng thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, trang thiết bị y tế, thuốc phòng bệnh và thuốc... có giá trị dưới 100 triệu đồng hoặc từ 100 triệu đồng mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Nghị định quy định hàng nhập lậu gồm hàng thuộc danh mục cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu. Hàng nhập khẩu không có giấy phép nhập khẩu, không đi qua cửa khẩu quy định, không làm thủ tục hải quan hoặc gian lận số lượng, chủng loại hàng hoá khi làm thủ tục hải quan.

Ngoài ra, hàng hoá nhập khẩu lưu thông trên thị trường không có hoá đơn, chứng từ kèm theo... cũng được xếp vào diện hàng lậu. Như vậy, bán hàng xách tay không có hóa đơn, chứng từ kèm theo theo quy định, không làm thủ tục hải quan... thuộc trường hợp được xác định là hàng hóa nhập lậu.

Việc các cửa hàng đang ngang nhiên buôn bán hàng nhập lậu đã vi phạm các quy định của việc cấm buôn bán hàng gian, hàng lậu của Nhà nước. Cùng với việc trốn thuế gây thất thoát ngân sách, làm ảnh hưởng đến các đơn vị doanh nghiệp bán hàng chính ngạch vi phạm luật cạnh tranh được quy định theo Nghị định Số 35/2020/NĐ-CP của Chính phủ được áp dụng vào ngày 15/5/2020, gây ảnh hưởng đến thu nhập và thị phần của các doanh nghiệp làm ăn chân chính.

* Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc.

Cùng chuyên mục

Giám sát tiêu hủy 1,8 tấn bột giặt giả mạo nhãn hiệu Tide
Lực lượng QLTT TP. Cần Thơ vừa tiến hành giảm sát việc việc buộc tiêu hủy 1,8 tấn bột giặt giả nhãn hiệu Tide trị giá 43 triệu đồng và 303 đơn vị sản phẩm là thực phẩm, quần áo nhập lậu, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không đạt chất lượng có tổng trị giá gần 18 triệu đồng.
Cảnh báo giả mạo bác sỹ, lương y, tư vấn bệnh, bán thực phẩm chức năng
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) khuyến cáo người tiêu dùng cần cảnh giác với các clip giới thiệu là bác sỹ, lương y, tư vấn bệnh, tư vấn dùng sản phẩm chữa bệnh. Người tiêu dùng cũng cần cảnh giác với các clip giới thiệu từng là các bệnh nhân, dùng sản phẩm thực phẩm chức năng/thực phẩm bảo vệ sức khỏe có thể khỏi bệnh.
Đình chỉ lưu hành, thu hồi toàn quốc lô kem đánh răng không đạt chất lượng
Ngày 15/5, Cục Quản lý dược, Bộ Y tế đã thông báo đình chỉ lưu hành, thu hồi trên toàn quốc đối với lô mỹ phẩm BIS UP ICE CARE TOOTHPASTE – Tuýp 100g (Số lô: OJ4B; NSX: 20/10/2020; HD: 19/10/2023) trên nhãn ghi thông tin: số GP CBMP 139040/20/CBMP-QLD; Nhà sản xuất: Green Wonil Co.,Ltd; Nhập khẩu và phân phối: Công ty cổ phần thương mại Imexco Việt Nam, địa chỉ: Lô 02-04 cụm Tiểu thủ công nghiệp Hoàng Mai, phường Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội do không đạt tiêu chuẩn chất lượng.
Viện thẩm mỹ Helen Swiss Cells quảng cáo và thực hiện dịch vụ chưa được cấp phép, coi thường luật pháp và sức khỏe thượng đế
Cho đến nay, kỹ thuật “truyền trắng” da và các loại thuốc dùng để truyền trắng da vẫn chưa được Bộ Y tế cấp phép. Nhưng vì lợi nhuận, nhiều cơ sở làm đẹp đã bất chấp quy định của pháp luật, đơn cử như Thẩm mỹ Helen Swiss Cells (địa chỉ tại: Số 126, ngõ 105/20 Doãn Kế Thiện, Cầu Giấy, TP.Hà Nội và số 19 phố Hòa Mã, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội) ngang nhiên quảng cáo và thực hiện dịch vụ chưa được cơ quan chức năng cấp phép, cố tình thách thức dư luận và coi thường sức khỏe khách hàng?
Thu giữ hàng nghìn chân gà, xúc xích bẩn trên đường về Hà Nội
Hàng nghìn loại thực phẩm bao gồm: chân gà, xúc xích gói sẵn do nước ngoài sản xuất không rõ nguồn gốc xuất xứ đã bị Đội Cảnh sát kinh tế - Công an quận Cầu Giấy phối hợp cùng Đội 6 – Phòng Cảnh sát giao thông và Đội QLTT số 13 – Cục QLTT Hà Nội phát hiện và thu giữ

Tin mới

Pháp: Bắt giữ CEO của Tập đoàn Casino nghi thao túng giá cổ phiếu
Hãng thông tấn AFP dẫn nguồn thạo tin cho biết ngày 1/6, cảnh sát Pháp đã bắt giữ ông Jean-Charles Naouri, Giám đốc điều hành (CEO) Tập đoàn Casino chuyên bán lẻ và phân phối hàng hóa qua các siêu thị lớn. Vụ bắt giữ diễn ra trong khuôn khổ cuộc điều tra về thao túng giá cổ phiếu, giao dịch chứng khoán không minh bạch và hối lộ.