Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ tư, 27/11/2019 02:34 (GMT+7)

TPCN Cao lỏng Vượng khí vi phạm Luật Quảng cáo, Cục ATTP vẫn 'phớt lờ'?

Chỉ là thực phẩm bảo vệ sức khỏe có khả năng hỗ trợ đẩy lùi các vấn đề về hô hấp nhưng Cao lỏng Vượng khí lại quảng cáo tác dụng sản phẩm như thuốc chữa bệnh. Nhưng, Cục An toàn thực phẩm thì vẫn “phớt lờ”?

Sản phẩm Cao lỏng Vượng khí chỉ là thực phẩm bảo vệ sức khỏe do Công ty Cổ phần Phúc An Việt Nam (địa chỉ: Xã Văn Tự, Huyện Thường Tín, Hà Nội) công bố và chịu trách nhiệm sản phẩm. Nhưng trên một số website như: http://vuongkhi.com/; https://nuoiconkheo.vn; fanpage facebook lại “thổi phồng” về công dụng của sản phẩm như: dùng cho người mắc viêm họng cấp và mạn tính, viêm amidan, viêm thanh quản, điều trị ho gió, ho khan, ho có đờm, ho tái đi tái lại, đau rát cổ họng, nhiều đờm. Ngoài ra, trên website còn nhấn mạnh đây là sản phẩm duy nhất được Bộ Y tế cấp phép lưu hành tại tất cả các nhà thuốc trên toàn quốc.

"Cao lỏng Vượng Khí đậm đặc gấp 100 lần siro thông thường, 100% thảo dược tự nhiên với 7 vị thuốc quý đặc trị ho, khò khè ở trẻ. Được nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng đạt hiệu quả trên 80% trẻ, tương đương vắc xin phòng bệnh hô hấp thông qua đường uống và tác dụng nhanh chóng sau lần sử dụng đầu tiên, chấm dứt tình trạng phải sử dụng kháng sinh".

Nội dung quảng cáo nói trên đã khiến người bệnh hiểu nhầm tác dụng sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khoẻ lại có khả năng thay thế thuốc chữa bệnh.

Theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP - hướng dẫn về quảng cáo thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế quy định rõ các hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo thực phẩm đó là: “Nội dung quảng cáo phải phù hợp với công dụng, tác dụng của sản phẩm đã được công bố trong bản công bố sản phẩm. Không sử dụng hình ảnh, thiết bị, trang phục, tên, thư tín của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế, thư cảm ơn của người bệnh, bài viết của bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế để quảng cáo thực phẩm”. Nhưng sản phẩm Cao lỏng Vượng khí của Công ty Cổ phần Phúc An Việt Nam lại không thực hiện theo đúng quy định.

Cụ thể, công ty đã sử dụng các từ ngữ lập lờ, chung chung gây hiểu nhầm cho người tiêu dùng. Dùng nhiều bài viết chia sẻ, tin nhắn, video của bệnh nhân để quảng cáo cho sản phẩm nhằm tạo sự tin tưởng đối với người đọc. Ví dụ như những bài chia sẻ sau: “Cảnh báo của bác sĩ quốc dân khiến cộng đồng mẹ bỉm sữa xôn xao”, “Nhờ kiên trì cho hai cháu uống Vượng khí trước khi đi ngủ, cháu đã ngủ ngon giấc và sức đề kháng được cải thiện rất nhiều”, “Tôi bị viêm phế quản mãn tĩnh đã lâu nhờ kiên trì uống Vượng khí tôi đã đỡ hẳn”.

Hầu hết nội dung trong các bài viết này, bên cạnh việc thông tin về bệnh lý thì đều “đính kèm” phần nội dung khẳng định, ca tụng công dụng của sản phẩm. Ngoài ra, để nhiều khách hàng an tâm khi sử dụng sản phẩm, những trang web này còn sử dụng các hình ảnh của bác sỹ để “tâng bốc” hiệu quả của sản phẩm. Cùng với đó là những lời quảng cáo như: “Truyền thông nói về chúng tôi”…

Liên quan đến nội dung trên, PV đã liên hệ làm việc với Cục An toàn thực phẩm với mong muốn làm rõ sự việc và phản hồi lại cho bạn đọc. Tuy nhiên, cho đến nay đã gần hai tháng trôi qua, PV vẫn chưa nhận được câu trả lời từ phía Cục An toàn thực phẩm. Phải chăng Cục An toàn thực phẩm đang tiếp tay cho hành vi sai phạm hay có “khuất tất” gì mà không thể trả lời được?


Việc quảng cáo thực phẩm chức năng thổi phồng công dụng như thuốc chữa bệnh là hành vi gian dối, đánh lừa người tiêu dùng, khiến người tiêu dùng lầm tưởng thực phẩm bảo vệ sức khoẻ có tác dụng chữa khỏi bệnh, làm gián đoạn quá trình điều trị bệnh của người bệnh, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ và tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên, nhiều công ty bất chấp quy định và đạo đức nghề nghiệp, vẫn quảng cáo sản phẩm một các vô tội vạ khiến cơ quan chức năng “đau đầu”, người tiêu dùng thì hoang mang..

Để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và nghiêm trị những ai cố tình lừa đảo, lừa dối khách hàng và tiếp tay cho hành vi sai trái, đề nghị các cơ quan chức năng của Bộ Y tế, Bộ Công an vào cuộc ngay để điều tra, xử lý theo qui định của pháp luật. Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc. 

Theo Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, việc quảng cáo TPCN phải tuân thủ theo Luật Quảng cáo 2012 của Quốc hội, Nghị định 181/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thi hành chi tiết một số điều của Luật Quảng cáo, Thông tư số 09/2015 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn quảng cáo các sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đặc biệt thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Y tế.

Theo đó, các tổ chức, cá nhân không quảng cáo TPCN có tác dụng chữa bệnh. Không dùng hình ảnh, thư cảm ơn của bác sĩ, nhân viên y tế, bệnh nhân để quảng cáo cho sản phẩm. Hành vi cố ý quảng cáo TPCN có tác dụng điều trị bệnh được đánh giá thuộc mức nghiêm trọng và cần được xử lý nghiêm minh, thậm chí thu hồi giấy phép.

Cùng chuyên mục

Bệnh lao trẻ em: Hiểu đúng để điều trị sớm
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính, số trẻ mắc lao chiếm từ 10-12% tổng số bệnh nhân lao mới và lao tái phát hằng năm. Tại Việt Nam, ước tính mỗi năm có khoảng 10,6 triệu ca mắc lao mới trong đó có 1,2 triệu ca ở trẻ em dưới 15 tuổi và khoảng 13.000 trẻ em mắc lao các thể cần điều trị.
Bộ Y tế tiếp tục cấp mới, gia hạn giấy đăng ký lưu hành hơn 1.000 loại thuốc
Cục Quản lý Dược vừa có quyết định ban hành danh mục 881 thuốc sản xuất trong nước được gia hạn giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam, bao gồm 595 thuốc sản xuất trong nước được gia hạn giấy đăng ký lưu hành trong thời gian 5 năm và 285 thuốc sản xuất trong nước được gia hạn giấy đăng ký lưu hành trong thời gian 3 năm.
Các mức độ men gan tăng cao cần biết
Men gan tăng cao thường là dấu hiệu của tổn thương tế bào gan, có thể xảy ra với nhiều bệnh lí có mức độ nghiêm trọng khác nhau. Vậy các mức độ men gan tăng nguy hiểm như thế nào?...

Tin mới

Uống hoa đu đủ đực có chữa được bệnh ung thư như ‘truyền miệng’?
Dù chưa có một bằng chứng khoa học nào về việc hoa đu đủ đực có thể chữa khỏi ung thư, thế nhưng trong thời gian qua, trên các trang mạng xã hội liên tục chia sẻ thông tin hoa đu đủ đực ngâm mật ong có thể chữa được rất nhiều bệnh, đặc biệt là bệnh ung thư. Theo đó, các bác sĩ cảnh báo, uống hoa đu đủ với hi vọng chữa ung thư khiến người bệnh dễ mất cơ hội điều trị ở giai đoạn sớm.
Bộ Giáo dục và Đào tạo: Chứng chỉ ngoại ngữ bảo đảm chất lượng vẫn sẽ tiếp tục được sử dụng
Liên quan đến kết quả thanh tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) về việc IDP cấp trái phép hơn 56.000 chứng chỉ IELTS ở Việt Nam, chiều ngày 09/5, Bộ này khẳng định: Các chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài do các đơn vị liên kết tổ chức thi cấp, khi đáp ứng các điều kiện bảo đảm chất lượng, sẽ tiếp tục được sử dụng bình thường theo quy định về thi, tuyển sinh và đào tạo, không ảnh hưởng tới quyền lợi của người được cấp chứng chỉ.