Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Chủ nhật, 18/02/2024 10:53 (GMT+7)

TP.HCM bắt đầu thi công tuyến Metro số 2

Dự án metro số 2 Bến Thành - Tham Lương đủ điều kiện thi công đồng loạt hạng mục di dời hạ tầng kỹ thuật để bàn giao cho nhà thầu chính thi công đường hầm, các nhà ga trong năm 2025.

Sáng 17/2, tại Nhà ga trung tâm Bến Thành, Quận 1, Ban Quản lý Đường sắt đô thị TP.HCM (MAUR) đã tổ chức lễ triển khai thi công đầu năm Dự án xây dựng tuyến metro số 2 (Bến Thành-Tham Lương)…

Tại buổi lễ, Phó Trưởng Ban Quản lý Đường sắt đô thị TP.HCM Bùi Anh Huấn nhấn mạnh, dự án đã được thống nhất giữa các bên, cơ bản hoàn thành công tác di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật trong năm 2024 để sẵn sàng bàn giao cho nhà thầu chính thi công đường hầm và các nhà ga trong năm 2025.

Trong năm 2024, dự án tập trung chủ yếu là công tác di dời hạ tầng kỹ thuật. Đồng thời, thực hiện lựa chọn tư vấn chung của dự án, xây dựng hồ sơ mời thầu, chuẩn bị công tác đấu thầu, kết cấu thầu chính vào năm 2025. MAUR đề nghị các nhà thầu khẩn trương tập trung huy động công nhân, phương tiện máy móc thi công.

tm-img-alt
Sơ đồ tuyến Metro số 2 tại TP.HCM.

Theo ông Dương Bá Đoàn, Giám đốc Công ty Cổ phần Quản lý và Xây dựng Công trình Giao thông 236 (C36) - Nhà thầu thi công gói thoát nước 1 của tuyến metro số 2, trong năm 2024, nhà thầu chủ yếu tập trung thi công toàn bộ hạ tầng thoát nước, đảm bảo 80% giá trị sản lượng. Nhằm góp phần giải ngân đầu tư công cho TP.HCM và đảm bảo tiến độ triển khai công việc tiếp theo của dự án.

Trước đó, ngày 22/6/2023, MAUR đã tổ chức lễ khởi công các công trình hạ tầng kỹ thuật cho hạng mục điện. Đến nay, công tác di dời công trình hạ tầng kỹ thuật đã hoàn tất công tác lựa chọn nhà thầu các gói thầu di dời và tái lập công trình cấp nước, thoát nước, chiếu sáng, biển báo, đèn tín hiệu giao thông vào tháng 12/2023.

Dự án xây dựng tuyến tàu điện ngầm metro số 2 TP.HCM (Bến Thành-Tham Lương) được UBND TP.HCM phê duyệt tại Quyết định số 4474 năm 2010 và phê duyệt điều chỉnh tại Quyết định số 4880 năm 2019 với tổng mức đầu tư là 47.890,84 tỷ đồng, sử dụng nguồn vốn vay ODA từ Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW), Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB) và vốn đối ứng từ ngân sách.

Toàn bộ dự án có chiều dài hơn 11 km (trong đó đoạn đi ngầm dài hơn 9 km; đoạn đi trên cao dài gần 2 km) với 10 nhà ga (9 nhà ga ngầm, một nhà ga trên cao), dự án đi qua địa bàn của 6 quận: 1, 3, 10, 12, Tân Bình, Tân Phú với tổng diện tích thu hồi 251.136 m2; tổng kinh phí bồi thường, hỗ trợ là 3.753,610 tỷ đồng. Đến nay, tỉ lệ bàn giao mặt bằng đạt 86,69% (508/586 trường hợp).

Cùng chuyên mục

Nhiều trẻ nhỏ, người già được “giải cứu” khỏi nắng nóng trên cao tốc Pháp Vân
Sáng 28/4, trên nhiều trang mạng xã hội xuất hiện thông tin về một chiếc xe 16 chỗ bị đột ngột hỏng trên cao tốc Pháp Vân (cách Hà Nội khoảng 90 km về phía tỉnh Nghệ An). Chủ Facebook Nghĩa Đào viết: “Nghỉ lễ thuê xe về quê. Số nhọ hỏng xe cách Hà Nội 90km. Cả nhà đứng đường suốt 3 tiếng từ 6h30 đến 9h30. Gọi điện cho công ty thuê xe báo điều xe khác từ Hà Nội lên. Càng chờ càng mất hút...".

Tin mới