Trẻ biết nói sớm và trẻ chậm nói, hé lộ sự thật về câu hỏi: Trẻ nào thông minh hơn?
Nhiều người xem thời điểm trẻ biết nói có liên quan đến vấn đề trí thông minh của con.
Chị Lưu (Trung Quốc) có cô con gái 1,5 tuổi nhưng vẫn chưa biết nói, dù cô chị có hướng dẫn hay thậm chí dụ dỗ thế nào thì con gái cô cũng không chịu mở miệng nói. Nhưng cô bé có thể phân biệt chính xác những đồ vật mà mẹ đưa đến, và cũng có thể chỉ ra chính xác khi cô bé nghe thấy những gì mẹ nói.
Vì vậy, chị Lưu tin rằng IQ của đứa trẻ sẽ ổn, tuy nhiên sau một thời gian chị quyết định đưa con đến bệnh viện để thăm khám.
Sau khi kiểm tra, bác sĩ nói với chị Lưu rằng không nên quá lo lắng, lý do khiến đứa trẻ chậm nói thực ra có liên quan đến môi trường phát triển bẩm sinh của bé.
So với những đứa trẻ cùng tuổi, trẻ chậm nói sử dụng não nhiều hơn miệng, để trẻ phối hợp được hai điều này cần có sự hướng dẫn phù hợp theo thời gian. Sau thời gian điều trị vói sự hướng dẫn của các bác sĩ và chuyên gia, tình trạng của cô bé đang dần cải thiện tốt hơn.
Trên thực tế, các nghiên cứu đã xác nhận rằng sự phát triển trí tuệ của trẻ và khả năng diễn đạt ngôn ngữ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, nói chung, trẻ có chỉ số IQ cao thì khả năng diễn đạt ngôn ngữ mạnh mẽ hơn.
Nhưng một số trường hợp đặc biệt trẻ IQ cao nhưng cũng chậm nói hơn so với mức phát triển bình thường, ví dụ cụ thể Einstein có chỉ số IQ cao hơn bất kỳ ai khác, nhưng ông bắt đầu biết nói chậm hơn so với bạn đồng trang lứa.
Do đó, việc trẻ nói sớm hay muộn sẽ chỉ là một nhận định bình thường, mỗi đứa trẻ sẽ có tốc độ phát triển khác nhau, bố mẹ không nên quá lo lắng bởi có rất nhiều nguyên nhân thực sự ảnh hưởng đến chỉ số IQ của trẻ. Trường hợp, nếu vượt qua mốc 2 tuổi mà trẻ vẫn chưa biết nói thì lúc này bố mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
Vì sao trẻ chậm nói?
Ảnh hưởng từ di truyền
Nếu một số bố mẹ sinh ra đã có rào cản ngôn ngữ thì con cái có khả năng sẽ thừa hưởng nó, nhưng điều này không phải là tuyệt đối. Nếu phát hiện trẻ muốn diễn đạt nhưng lại khó diễn đạt chính xác, biểu hiện khó chịu, bố mẹ nên kịp thời đưa trẻ đến bác sĩ để nắm rõ tình hình cụ thể, nhằm đảm bảo sức khỏe cho trẻ.
Sức mạnh cơ miệng yếu
Mọi người có thể đã bỏ qua rằng việc nói thực sự cần đến sức mạnh của cơ miệng để phối hợp, nếu các cơ trong miệng của trẻ không có sức mạnh thì tự nhiên lời nói của trẻ sẽ bị ngọng, thậm chí có trẻ còn không nói được bình thường. Nếu trẻ lâu không nói, cha mẹ có thể đưa trẻ đến gặp bác sĩ nha khoa để kiểm tra xem khoang miệng của trẻ có vấn đề gì không.
Trê gặp vấn đề về thính giác
Theo nghiên cứu có liên quan, hơn 80% trẻ em gặp rào cản ngôn ngữ thực sự có vấn đề về thính giác, thậm chí một số có thể bị điếc bẩm sinh. Điều này cũng khiến tốc độ nói và khả năng nghe của họ không khớp nhau, do đó có vấn đề về diễn đạt ngôn ngữ.
Vì vậy, nếu trẻ không mắc phải những vấn đề nêu trên thì sớm muộn trẻ cũng sẽ nói được. Người ta nói rằng giai đoạn từ một 1-3 tuổi là giai đoạn quan trọng để phát triển khả năng ngôn ngữ của trẻ, lúc này bố mẹ nên giáo dục, hướng dẫn trẻ thật tốt và vận động nhiều hơn.
Các bác sĩ gợi ý những phương pháp phù hợp dạy trẻ biết nói, bố mẹ có thể tham khảo.
Thường xuyên nói chuyện cùng bé
Hát cho trẻ nghe
Đặt câu hỏi cho bé
Tạo cho trẻ cơ hội học hỏi
Lời nói đi đôi với hành động