Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ hai, 23/10/2023 08:10 (GMT+7)

Trẻ còi xương có phải là do thiếu canxi không, cha mẹ nên bổ sung cho con thế nào để đảm bảo sức khỏe?

Việc bổ sung các thực phẩm chức năng phải dựa trên tình hình sức khỏe của trẻ.

Trước khi quyết định bổ sung loại thực phẩm chức năng nào cho con, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ về thể trạng, sức khỏe của bé.

Nhiều cha mẹ thấy con còi xương, ngủ không ngon giấc, chậm mọc răng, chậm biết đi, chậm mọc tóc… thì cho rằng bé thiếu canxi. Sau đó mua canxi về cho trẻ bổ sung. Đây là một việc làm sai. Thực tế thì việc thiếu vitamin D trẻ bị còi xương mới chính là nguyên nhân chứ không phải hoàn toàn do thiếu canxi, đây là vấn đề mà rất nhiều phụ huynh bị nhầm lẫn.

Nhiều người thường cho rằng thành phần chính của hệ thống xương khớp là canxi vì vì vậy chỉ tập trung vào bổ sung canxi nhưng lại không thấy con có dấu hiệu cải thiện về chiều cao. Tuy nhiên thực tế, việc cơ thể thiếu canxi chính là do không hấp thụ được chất này vì thiếu chất xúc tác vitamin D. Do đó thiếu vitamin D (cụ thể hơn là vitamin D3) mới là nguyên nhân chủ chốt gây còi xương.

Nói một cách dễ hiểu hơn thì vitamin D được coi như "đường dẫn truyền" để đưa canxi vào sâu bên trong hệ thống xương khớp. Loại vitamin này sẽ tạo thành hormone calcitriol, tham gia quá trình cấu thành phức hợp protein-canxi, qua đó mới có thể lấy được hết nguồn canxi có trong các thực phẩm để đưa đến xương.

Đồng thời vitamin D sẽ tham gia cùng hormon tuyến cận giáp và calcitonin vào quá trình điều hòa nồng độ canxi và phospho trong máu ổn định. Việc này nhằm đảm bảo quá trình tạo xương cũng như duy trì ổn định cho các chức năng sinh lý khác có ảnh hưởng bởi nồng độ canxi hoạt động có hiệu quả nhất. Vì vậy nếu bị thiếu vitamin D trẻ sẽ bị còi xương do không thể hấp thụ được canxi.

Vitamin D còn tham gia vào quá trình tái hấp thụ canxi từ thận nhằm nuôi dưỡng cho xương chắc khỏe và linh hoạt hơn, với trẻ em thì thích thích quá trình kéo dài xương để phát triển chiều cao tối đa. Cung cấp đầy đủ lượng vitamin D theo nhu cầu (hoặc dựa trên lượng canxi nạp vào) sẽ giúp canxi và phospho sẽ được gắn chặt tại các mô xương để chắc khỏe và phát triển tốt nhất.

Nói chung, vai trò của vitamin D cực kỳ quan trọng với hệ thống xương khớp của cơ thể. Việc bổ sung canxi luôn cần đi song song với vitamin D thì mới có hiệu quả. Nếu chỉ tập trung tăng cường canxi mà bỏ qua vitamin D thì không những không có hiệu quả mà ngược lại còn tăng nguy cơ mắc rất nhiều bệnh lý, chẳng hạn như bệnh về thận do dư thừa canxi và lắng đọng tại thận.

Trẻ còi xương có phải là do thiếu canxi không, cha mẹ nên bổ sung cho con thế nào để đảm bảo sức khỏe? - Ảnh 1.

Những dấu hiệu cho thấy cơ thể trẻ đang thừa canxi

- Táo bón: Tác dụng phụ thường gặp nhất của việc ăn uống quá nhiều canxi chính là trẻ thường bị táo bón. Với việc hấp thụ quá nhiều canxi vào cơ thể sẽ gây ra các triệu chứng ở trẻ như: đầy bụng, tiêu hóa kém, ói mửa biếng ăn hoặc táo bón. Điều này có thể làm giảm khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng khác ở trẻ.

- Khát nước và đi tiểu liên tục: Thừa canxi khiến thận phải vận hành nhiều hơn và đây cũng là nguyên nhân khiến trẻ muốn uống nước cũng như đi tiểu liên tục. Điều này không những làm mất nước trong cơ thể mà còn làm giảm lượng kali trong máu. Kali được biết đến là một khoáng chất quan trọng cho hoạt động của tim và cơ bắp. Vì thế, hãy điều chỉnh lại chế độ ăn uống của trẻ kịp thời để giảm tránh những tác hại trên.

- Co giật, đau nhức xương: Trong đó, cơ thể đau nhức, mệt mỏi… là những biểu hiện rõ nhất trong việc trẻ hấp thụ quá nhiều canxi. Điều này cũng làm giảm lượng magiê trong máu và dẫn đến việc cơ thể bị co giật hay đau nhức xương.

Rối loạn tim mạch: Trong một số ít trường hợp tăng canxi có thể sẽ ảnh hưởng đến chức năng tim của trẻ. Các chuyên gia chăm sóc sức khoẻ cho hay, việc tăng lượng canxi trong cơ thể của trẻ có thể khiến canxi tích tụ trong động mạch, dẫn đến xơ cứng động mạch và dẫn đến tăng nguy cơ đến bệnh tim mạch.

Cùng chuyên mục

Bộ Y tế hướng dẫn thanh toán tiền khám bệnh trong một số trường hợp
Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 39/2024/TT-BYT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 35/2016/TT-BYT ngày 28/9/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với dịch vụ kỹ thuật y tế thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế.
Cảnh báo đỏ về tình trạng lạm dụng kháng sinh toàn cầu
Theo một nghiên cứu mới được công bố, mức sử dụng kháng sinh trên toàn cầu đã tăng 21% kể từ năm 2016, làm dấy lên những lo ngại nghiêm trọng về nguy cơ kháng thuốc kháng sinh. Phân tích dữ liệu từ 67 quốc gia cho thấy xu hướng gia tăng đáng báo động này.
WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
Ngày 22/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã quyết định duy trì mức cảnh báo cao nhất đối với dịch đậu mùa khỉ (mpox, trong bối cảnh số ca mắc và số quốc gia bị ảnh hưởng đang gia tăng.
“Ma trận” bán thuốc kháng sinh không cần toa - Bài 2: Nhà thuốc Long Châu bán thuốc kháng sinh trẻ em như rau
Chưa tới ba phút đã có thể mua một hộp thuốc kháng sinh mà không cần toa thuốc, không có sự tư vấn, cảnh báo từ các dược sĩ…thực trạng này đang xảy ra tại hàng loạt nhà thuốc Long Châu. Liên tiếp bị xử phạt về hành vi này nhưng vẫn tiếp tục tái diễn mang dấu hiệu coi thường pháp luật, sức khoẻ người dân.

Tin mới

Thu hồi, tiêu hủy sản phẩm kem dưỡng trắng da, chống nắng SPF 30 kém chất lượng
Mới đây, Cục Quản lý Dược đã đình chỉ lưu hành và thu hồi sản phẩm Kem dưỡng trắng da, chống nắng SPF 30 của Công ty TNHH sản xuất thương mại mỹ phẩm Hải Dương. Đây là thông báo thu hồi sản phẩm thứ 2 chỉ trong 9 ngày do sản phẩm của công ty này không đảm bảo chất lượng.
TP.HCM có bụi mịn gấp 6,8 lần mức cho phép
Hiện tượng sương mù đã xuất hiện vài ngày gần đây liên tục vào sáng sớm tại TP.HCM. Trên ứng dụng quan trắc không khí Air Visual cho thấy, nhiều khu vực tại TP.HCM có điểm đo chất lượng không khí không tốt cho sức khỏe. Các điểm đo này tại các quận Bình Tân, Gò Vấp và các huyện Bình Chánh, Hóc Môn…