Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ năm, 05/11/2020 02:45 (GMT+7)

Trước thềm Bộ Xây dựng bán vốn, CC1 tiếp tục lỗ trong quý 3, luỹ kế 9 tháng lỗ gần 100 tỷ

Cần nhấn mạnh, tài sản CC1 chủ yếu được cấu thành từ nợ vay với tỷ lệ đóng góp lên đến 80%. Đặc biệt đòn bẩy nợ ngắn hạn của CC1 ở mức khá cao với khoảng 60-70% tổng nợ và ngày càng tăng.

Tổng Công ty Xây dựng Số 1 - CTCP (CC1) vừa công bố BCTC hợp nhất quý 3/2020 với doanh thu hơn 1.867 tỷ đồng, tăng 17% so với cùng kỳ. Giá vốn tương ứng tăng cao kéo lợi nhuận gộp giảm mạnh từ mức 104 tỷ (quý 3/2019) xuống còn 24 tỷ đồng. Biên lợi nhuận gộp cũng giảm sâu từ 6,5% về chỉ còn 1,3%.

Trong kỳ, chi phí lãi vay tăng mạnh, các chi phí bán hàng, quản lý cũng tăng đáng kể. Khấu trừ, CC1 lỗ sau thuế gần 6 tỷ, cùng kỳ năm 2019 lãi hơn 89 tỷ đồng. Trong đó, CC1 ghi nhận lãi ròng hơn 27 tỷ, ngược lại lợi nhuận sau thuế của cổ đông không kiểm soát âm hơn -33 tỷ đồng.

Nửa đầu năm, CC1 cũng báo lỗ ròng tới hơn 79 tỷ đồng. Theo giải trình, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên một số công trình phải tạm dừng thi công trong khi chi phí cố định vẫn phải trả. Một số công trình đã nghiệm thu quyết toán với chủ đầu tư nhưng phải điều chỉnh giảm doanh thu theo ý kiến của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Ngoài ra, việc đấu thầu ngày càng cạnh tranh gay gắt dẫn đến các dự án để trúng thầu hầu hết có biên lợi nhuận thấp. Thêm vào đó, chi phí lãi vay dự án Cầu Đồng Nai giai đoạn hiện không còn được vốn hóa… khiến Công ty thua lỗ nặng.

Kết quả, luỹ kế 9 tháng CC1 thua lỗ đến 98 tỷ đồng, cùng kỳ năm ngoái lãi 103,5 tỷ đồng. Năm 2020, Tổng Công ty đặt kế hoạch tổng doanh thu đạt 5.100 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 55 tỷ đồng.

Tính đến thời điểm 30/9/2020, tổng tài sản Công ty giảm gần 7% về còn 9.745 tỷ đồng. Chiếm phần lớn là khoản phải thu ngắn hạn với gần 42% tổng tài sản, tương đương 4.073 tỷ đồng. Mặt khác, nợ phải trả vẫn ở mức cao với 8.058 tỷ đồng. Cần nhấn mạnh, tài sản CC1 chủ yếu được cấu thành từ nợ vay với tỷ lệ đóng góp lên đến 80%. Đặc biệt đòn bẩy nợ ngắn hạn của CC1 ở mức khá cao với khoảng 60-70% tổng nợ và ngày càng tăng. Trong đó, năm 2013, nợ ngắn hạn CC1 vào mức 2.285 tỷ, tương đương 31% tổng tài sản thì con số này đến cuối năm 2019 đã là 60% tổng tài sản với dư nợ ngắn hạn hơn 6.100 tỷ đồng.

Mới đây, HoSE đã thông qua kế hoạch bán đầu giá cổ phần của CC1 của Bộ Xây dựng. Chi tiết, Bộ Xây dựng sẽ thoái hết 40,53% vốn tại CC1, tương đương bán 45 triệu đơn vị với giá khởi điểm 23.030 đồng/cp. Mức giá này đang cao hơn 32% so với thị giá hiện nay của CC1 là 17.500 đồng/cp. Ước tính Bộ Xây dựng sẽ thu về ít nhất 1.027 tỷ đồng từ thương vụ trên.

Cùng chuyên mục

Những chính sách nổi bật về kinh tế có hiệu lực từ tháng 4
Thí điểm dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận nhận quyền sử dụng đất; phân bổ vốn đầu tư công; quản lý kinh phí hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh bền vững... là những chính sách về kinh tế nổi bật sẽ có hiệu lực thi hành từ tháng 4/2025.
Chính thức giảm thuế suất thuế nhập khẩu một số mặt hàng
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 73/2025/NĐ-CP ngày 31/3/2025 sửa đổi, bổ sung mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi của một số mặt hàng tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo Danh mục mặt hàng chịu thuế ban hành kèm theo Nghị định số 26/2023/NĐ-CP ngày 31/5/2023 về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan.
Nước uống ion kiềm Fujiwa: Cần có giải pháp hiệu quả bảo vệ thương hiệu
Mới đây, Đoàn công tác do Quỹ Chống hàng giả (ACF), Cục Sở hữu trí tuệ, Khu Công viên phần mềm Quang Trung (QTSC), Trung tâm An toàn thông tin TP.HCM, Công ty Cổ phần Dịch vụ An toàn thông tin TP.HCM (HISSC) đã đến khảo sát, tham quan tại nhà máy sản xuất nước uống ion kiềm Fujiwa Việt Nam (số 286 Hồ Văn Tắng, ấp Phú Lợi, xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi, TP.HCM).

Tin mới