Trường hợp được trả lại tiền đóng bảo hiểm y tế
Theo quy định, có 03 trường hợp được trả lại tiền đóng Bảo hiểm y tế (BHYT) mà người dân nên biết để đảm bảo quyền lợi.
BHYT là một trong những loại bảo hiểm bắt buộc đối với một số đối tượng, việc quy định đây là bảo hiểm bắt buộc nhằm mang lại sự công bằng về chăm sóc sức khỏe cho người dân, đảm bảo mọi công dân đều có cơ hội được khám chữa bệnh, nhất là những người có hoàn cảnh khó khăn, hộ nghèo… giúp họ bớt đi gánh nặng tài chính khi ốm đau.
Tuy nhiên, theo Điều 20, Văn bản hợp nhất số 2089/VBHN-BHXH ngày 26/6/2020 của BHXH Việt Nam, có 03 trường hợp được trả lại tiền đóng BHYT.
- Trường hợp 1: Người tham gia BHYT theo nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng hoặc tham gia BHYT theo hộ gia đình được cấp thẻ BHYT theo nhóm đối tượng mới, nay báo giảm giá trị sử dụng thẻ đã cấp trước đó (có thứ tự đóng xếp sau đối tượng mới);
Số tiền hoàn trả tính theo mức đóng BHYT và thời gian đã đóng tiền nhưng chưa sử dụng thẻ. Thời gian đã đóng tiền nhưng chưa sử dụng thẻ được tính từ thời điểm thẻ BHYT được cấp theo nhóm mới bắt đầu có giá trị sử dụng;
- Trường hợp 2: Người tham gia BHYT theo nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng được điều chỉnh tăng hỗ trợ mức đóng BHYT;
Số tiền hoàn trả tính theo mức đóng BHYT và thời gian đã đóng tiền nhưng chưa sử dụng thẻ. Thời gian đã đóng tiền nhưng chưa sử dụng thẻ được tính từ thời điểm quyết định của cơ quan có thẩm quyền có hiệu lực;
- Trường hợp 3: Người tham gia bị chết trước khi thẻ BHYT có giá trị sử dụng;
Số tiền hoàn trả tính theo mức đóng BHYT và thời gian đã đóng tiền nhưng chưa sử dụng thẻ. Thời gian đã đóng tiền nhưng chưa sử dụng thẻ được tính từ thời điểm thẻ có giá trị sử dụng.
Hướng dẫn 03 cách đi khám bệnh không cần mang thẻ bảo hiểm y tế Hiện nay, có 03 cách thay thế thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) giấy trong khám, chữa bệnh, gồm: Dùng CCCD gắn chíp; sử dụng tài khoản VNeID mức 2 và dùng ứng dụng VssID. Cách 1: Người dân xuất trình thẻ CCCD gắn chip tại cơ sở khám, chữa bệnh, khi quét mã QR đã có thông tin hợp lệ về tham gia BHYT, cơ sở khám, chữa bệnh thực hiện kiểm tra, đối chiếu thông tin về BHYT và tiếp đón người bệnh theo quy trình khám, chữa bệnh BHYT hiện hành; Cách 2: Người dân có thể sử dụng thẻ BHYT đã được xác thực trên ứng dụng VNeID (ứng dụng định danh điện tử mức 2) bằng cách mở cài đặt VNeID trên điện thoại di động sau đó đăng nhập tài khoản VneID; Tiếp đó chọn mục "Ví giấy tờ" sau đó chọn "Thẻ BHYT"; nhập mã để xác minh người dùng và xuất trình hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng VNeID cho nhân viên y tế; Cách 3: Người dân cũng có thể sử dụng ứng dụng VssID trên điện thoại để thay thế thẻ BHYT giấy khi đi khám chữa bệnh. Theo đó, sau khi đăng nhập thành công, trên giao diện chính của ứng dụng VssID, người dân cần chọn mục "Quản lý cá nhân", tiếp đó chọn mục " Thẻ BHYT" và sau đó chọn " Sử dụng thẻ" hoặc "Hình ảnh thẻ". |