Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ hai, 13/05/2024 16:14 (GMT+7)

Từ chối nhận thanh toán mua xăng dầu qua chuyển khoản có đúng với quy định pháp luật?

Hiện nay, nhiều cây xăng nhận thanh toán chuyển khoản nhưng một số nơi lại nói không. Vậy, việc từ chối hình thức thanh toán này có phù hợp với quy định pháp luật hiện hành?

Từ chối nhận thanh toán mua xăng dầu qua chuyển khoản có đúng với quy định pháp luật?
Ảnh minh họa.

Theo Luật sư Diệp Năng Bình, Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh cho biết, có nhiều cửa hàng xăng e ngại không nhận chuyển khoản có thể xuất phát từ tâm lý nhận tiền mặt "chắc ăn" hơn.

Thực tế, khi đi mua xăng có thể xảy ra rắc rối khi bên mua đã chuyển khoản nhưng bên bán lại nói chưa nhận được do ngân hàng xử lý chậm, xét về mặt lý thuyết, các cơ quan chức năng khuyến khích người dân không sử dụng tiền mặt để quản lý dòng tiền và tránh thất thoát.

Việc thanh toán chuyển khoản giúp hạn chế việc trốn thuế. Bởi, nếu thanh toán bằng tiền mặt thì cơ quan thuế khó có thể kiểm soát được các khoản thu của cây xăng không có hoá đơn.

Hành vi trốn thuế là hành vi vi phạm pháp luật, tuỳ vào tính chất mức độ hành vi có thể bị xử lý hình sự hoặc xử lý hành chính.

Tuy nhiên, hiện nay chưa có quy định nào buộc cây xăng phải bán hàng không được nhận tiền mặt hay phải nhận chuyển khoản. Đây là vấn đề tuỳ thuộc vào mỗi doanh nghiệp, chủ cửa hàng.

Nhưng nghịch lý ở chỗ, việc sử dụng điện thoại ở cây xăng để chuyển khoản lại vi phạm khoản 1, Điều 12, Thông tư 15/2020/TT-BCT Quy chuẩn kỹ thuật về thiết kế của cửa hàng xăng dầu đã quy định tại cây xăng phải niêm yết nội quy phòng cháy, chữa cháy và phải có biển cấm lửa, cấm sử dụng điện thoại di động ở các vị trí dễ thấy, dễ đọc.

Hành vi sử dụng điện thoại tại cây xăng đã đặt biển cấm là hành vi vi phạm pháp luật. Nên các cửa hàng xăng dầu cũng có lý do rất chính đáng.

Theo Điều 35, Nghị định số 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình. Nếu mang điện thoại di động vào nơi có biển cấm ở cây xăng, người vi phạm có thể bị phạt tiền đến 300.000 đồng và nếu nghe, gọi thiết bị điện tử ở nơi có biển cấm của cây xăng thì mức phạt cao nhất có thể lên đến 05 triệu đồng cho hành vi vi phạm này.

Nếu có thiệt hại xảy ra khi sử dụng điện thoại ở cây xăng có biển báo cấm điện thoại thì người vi phạm có thể vừa bị phạt tiền vừa phải bồi thường thiệt hại theo Điều 589, Bộ luật Dân sự 2015. Theo đó, người gây thiệt hại có thể phải bồi thường các khoản như: Giá trị tài sản hư hỏng, lợi ích gắn liền với việc sử dụng khai thác tài sản bị mất, hư hỏng, hủy hoại, các chi phí để ngăn chặn hạn chế và khắc phục thiệt hại,…

Cùng chuyên mục

Có phải ký lại hợp đồng lao động khi tăng lương?
Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) vừa có giải đáp phản ánh của người lao động gửi đến về việc tiền lương là nội dung bắt buộc cần được thỏa thuận rõ ràng trong hợp đồng lao động. Cụ thể, khi người lao động được tăng lương, thì người sử dụng lao động cần phải sửa đổi hợp đồng lao động, hay ký bản hợp đồng mới hay không?
06 trường hợp chủ ví điện tử được hoàn trả tiền
Ngày 17/7/2024, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 40/2024/TT-NHNN Quy định về hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán. Trong đó, có quy định rõ về các trường hợp chủ ví điện tử được hoàn trả tiền.
Quy định xử lý, mức phạt hành vi đua xe và cổ vũ đua xe trái phép
Hiện nay, nạn đua xe trái phép có dấu hiệu xuất hiện trở lại và hậu quả của hành vi đua xe trái phép đang là một vấn đề gây bức xúc đối với người dân. Vậy, hành vi đua xe trái phép và người cổ vũ đua xe trái phép sẽ bị xử lý như thế nào? Hai hành vi nêu trên được quy định xử phạt cụ thể tại văn bản nào?
Trường hợp không được mở tài khoản thanh toán online
Mới đây, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ký ban hành Thông tư 17/2024/TT-NHNN quy định việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Trong đó quy định rõ các trường hợp không được mở tài khoản thanh toán online.

Tin mới

Dừng lưu thông và truy xuất tận cùng nguồn gốc sản phẩm rượu nghi ngờ gây ngộ độc
Đây là yêu cầu của Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) ngay sau khi nhận được thông tin từ Trung tâm chống độc - Bệnh viện Bạch Mai về 5 trường hợp đang cấp cứu, điều trị tại Trung tâm do ngộ độc methanol, trong đó có một trường hợp từ Thái Nguyên và bốn trường hợp từ Thường Tín, Hà Nội cùng uống một loại rượu từ Thái Nguyên.