Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ ba, 25/02/2020 08:05 (GMT+7)

Tự hào thay ngành Y tế Việt Nam

Từ khi bắt đầu xảy ra dịch viêm phổi đường hô hấp cấp Corona ở Trung Quốc, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã chỉ đạo nghiêm túc, khẩn trương chống dịch, xem “chống dịch như chống giặc”.

Ảnh minh hoạ (Nguồn: internet)

Lập Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch

Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp do virus corona gây ra. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam làm Trưởng ban chỉ đạo, Phó trưởng ban chỉ đạo gồm Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên (Phó trưởng ban thường trực chỉ đạo) và Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn. Ban chỉ đạo có nhiệm vụ giúp Thủ tướng chỉ đạo, điều hành, phối hợp giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan có liên quan và địa phương trong việc phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona trên toàn quốc.

Không để Việt Nam rơi vào vòng xoáy dịch bệnh

“Tinh thần quyết liệt, đồng bộ hơn, tinh thần chống dịch như chống giực. Cả hệ thống chính tri vào cuộc, có biện pháp mạnh tay bảo vệ sức khỏe và tính mạng của người dân, không để Việt Nam rơi vào vòng xoáy của cơn dịch bệnh này, hạn chế thấp nhất số người thiệt mạng”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.

Thủ tướng cho biết, một số biện pháp được có thể tính đến như báo cáo Bộ Chính trị thực hiện đóng cửa biên giới, hay toàn dân phải đeo khẩu trang để phòng dịch bệnh. Tất cả giao dịch đối với nguồn dịch được công bố chúng ta phải có giải pháp tích cực, không để tình trạng chủ quan gây chết người ảnh hưởng đến tính mạng người dân… “Không được chủ quan, đừng thấy tình hình bình thường mà phải thấy tình hình nóng hơn vì dịch bệnh đang lan truyền với tốc độ rất cao”.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (VPCP) Mai Tiến Dũng kiến nghị, cần nghiên cứu tuyên bố tình trạng khẩn cấp đối với dịch corona tại Việt Nam. Đồng thời yêu cầu tất cả các bệnh viện tuyến tỉnh, bệnh viện Trung ương, bệnh viện trong ngành công an, quân đội phải tiếp nhận bệnh nhân và xử lý tại chỗ; khởi động khoa phòng, chống lây nhiễm tại tất cả các bệnh viện để đón bệnh nhân có triệu chứng sốt. “Quân đội phải đặt tình trạng cao nhất, các bệnh viện dã chiến luôn trong tư thế sẵn sàng ứng phó. Thực hiện đóng cửa các đường mòn, lối mở giáp biên giới với Trung Quốc. Kiểm soát chặt chẽ toàn tuyến biên giới. Nghiêm cấm việc tàng trữ, vận chuyển, buôn bán động vật hoang dã vào Việt Nam”, ông Dũng nói.

VPCP cũng kiến nghị theo dõi, cách ly công nhân Trung Quốc trở lại Việt Nam làm việc sau kỷ nghỉ. Hạn chế tập trung đông người nhất là việc tổ chức lễ hội. Đối với các địa phương có nhiều du khách Trung Quốc phải dừng các lễ hội không cần thiết. Xem xét việc cho sinh viên, học sinh nghỉ học để giảm nguy cơ nhiễm dịch.

Bộ trưởng Lao động, Thương binh - Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết, số lao động Việt Nam qua lại biên giới Trung Quốc khoảng 90 nghìn người. Số lao động Trung Quốc làm việc ở Việt Nam hơn 29 nghìn người. Dịp Tết, một số địa phương có người Trung Quốc về nước ăn Tết rồi quay trở lại Việt Nam. Trước diễn biến dịch bệnh, theo ông Dung, cần hạn chế giao dịch qua lại biên giới và khi thực sự cần thiết thì đóng cửa biên giới.

Cách ly trong doanh trại quân đội

“Đến hết tối ngày 4/2, việc chuẩn bị coi như xong xuôi. Chúng tôi đã sẵn sang mọi mặt, kể cả thực phẩm, chăn màn, quần áo, dép, cho đến bàn chải đánh răng, khăn mặt…để tiếp nhận người về. chỉ cần có lệnh là chúng tôi sẽ lập tức lên đường đón người”, đại tá Thắng cho biết. Những người tạm thời cách ly theo dõi sẽ được hưởng chế độ như bộ đội (tiêu chuẩn ăn là 57.000đ/ngày, theo quy định của Bộ Quốc phòng). Kinh phí trước mắt sẽ do Bộ Tư lệnh Thủ đô tạm ứng.

Ảnh minh hoạ (Nguồn: internet)

Đảm bảo điều trị cách ly với quy mô lớn

Trong khi đó, theo Bộ Y tế, 21 bệnh viện (BV) tuyến Trung ương đã sẵn sàng giường bệnh điều trị cách ly với quy mô lớn. Ngoài các BV tuyến T.Ư, tại tất cả các BV tuyến tỉnh và Trung tâm y tế huyện đều sẵn sàng khu vực cách ly. BV có khả năng tiếp nhận lớn nhất có thể lên đến 3.000 bệnh nhân (tại BV Nhiệt đới T.Ư cơ sở 2, xã Kim Chung, Đông Anh, Hà Nội). Các BV khác có quy mô 30 – 200 giường.

Tại Hà Nội, TS. Trần Thị Nhị Hà, Phó giám đốc Sở Y tế cho hay 5 BV của Hà Nội đã sẵn sàng cách ly và phương án mở rộng. Sở Y tế đã cùng Quân khu Thủ đô lên phương án thiết lập BV dã chiến tại thủ đô. Đến chiều 4/2, Hà Nội chưa ghi nhận ca mắc, nhưng nguy cơ là rất cao vì Hà Nội có lượng giao lưu lớn, nhiều người đến, đi về vùng có dịch. Trong 35 trường hợp nghi ngờ tại Hà Nội, 27 trường hợp xét nghiệm đã âm tính, còn 8 trường hợp tiếp tục cách ly, theo dõi…

Chiều 17/2 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ về công tác phòng chống dịch Covid-19.

Báo cáo tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đã cập nhật nhiều thông tin tích cực mà buổi sáng cùng ngày, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 đã thảo luận và thống nhất. Theo đó, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng như bạn bè quốc tế đánh giá Việt Nam làm rất tố trong kiểm soát dịch bệnh. Từ 13/2 đến nay không phát sinh ca bệnh mới, kể cả tại “tâm dịch” là xã Sơn Lôi (huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc). Bên cạnh đó, việc điều trị tất cả các ca bệnh đều tiến triển rất khả quan. “Trong số 16 ca mắc bệnh thì 7 bệnh nhân đã khỏi và xuất viện; còn lại 9 người, tình hình điều trị cũng rất khả quan”, ông Tuyên nói.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, cho biết thêm, cháu bé 3 tháng tuổi đang điều trị tại BV Nhi T.Ư khi xét nghiệm lần thứ nhất đã cho kết quả âm tính. Đặc biệt, người mẹ cũng không bị lây.

“Điều quan trọng nữa là, Việt Nam chưa có trường hợp nào lây lan trong môi trường y tế - nghĩa là chưa có ca nào lây cho cán bộ y bác sĩ điều trị người bị bệnh”, ông Đam nhấn mạnh. “Tại Khánh Hòa, đã qua 30 ngày không phát hiện thêm ca nhiễm mới, là đã đủ điều kiện tuyên bố hết dịch. Hay như Thanh Hóa, cũng đã 23 ngày không xuất hiện thêm ca nhiễm và các thủ tục sẽ được chuẩn bị để trong 5 ngày tới có thể công bố hết dịch theo quy định”, Phó Thủ tướng nói thêm. Bên cạnh đó, theo ban chỉ đạo, Việt Nam cũng đang kiểm soát chặt chẽ việc nhập cảnh; việc cách ly, khoanh vùng dập dịch được thực hiện nghiêm theo quy định; hệ thống xét nghiệm, phát hiện bệnh cũng hoạt động nhuần nhuyễn và nhanh hơn.

Với hành động tích cực nên kết quả công bố dịch ngày 22/2/2020 cho thấy:

- Theo báo cáo của Trung tâm đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng (Bộ Y tế), tính đến 19h ngày 21-2, trên thế giới có 76.807 người nhiễm Covid-19. Ngoài Trung Quốc, hiện đã có 29 quốc gia, vùng lãnh thổ trên toàn cầu ghi nhận trường hợp mắc bệnh. Trong đó 2.250 người tử vong, có 2.236 người tại Trung Quốc đại lục, 4 người Iran, 2 người trên tàu du lịch Diamond Princess, 2 người tại Hồng Kông (Trung Quốc), 1 người tại Philippines, 1 người Nhật Bản, 1 người Pháp và 1 người tại Đài Loan (Trung Quốc), 5 người tại Hàn Quốc và số ca nhiễm đã tăng lên đáng kể, Việt Nam có 16 người dương tính với Covid-19, trong đó có 15 người được điều trị khỏi và xuất viện.

- Chiều 21-2, Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc cho biết, số bệnh nhân được điều trị khỏi bệnh và xuất viện trong ngày 20-2 của Trung Quốc là 2.019 người trong khi số ca mắc mới là 900 người. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc Tăng Ích Tân khẳng định: “Diễn biến tình hình dịch bệnh nói chung đang có chiều hướng tích cực trên toàn quốc và xu hướng bùng phát đang được kiểm soát”.

- Sở Y tế Hà Nội cho biết, tính đến 19h ngày 21-2, trên địa bàn thành phố Hà Nội chưa ghi nhận trường hợp dương tính với Covid-19; 77 người nghi nhiễm Covid-19 và tất cả đều đã có kết quả xét nghiệm âm tính. Trong số 2.091 người cần giám sát y tế có 1.672 người đã kết thúc giám sát.

Với 15/16 bệnh nhân nhiễm nCoV được điều trị khỏi, bệnh nhân còn lại tiến triển tốt, phác đồ điều trị nCoV của Việt Nam áp dụng được đánh giá là hiệu quả.

Sáng 20.2, BV Nhi T.Ư thông báo đã điều trị thành công cho bé gái N.G.L (3 tháng tuổi, ở xã Quất Lưu, huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc) được xác định nhiễm nCoV từ bà ngoại.

Trước đó, hai mẹ con bé ở nhà với bà ngoại từ ngày 26-29.1. Đến 11.2 bé nhập viện điều trị tại BV Nhi T.Ư. 5 ngày trước vào viện, bé quấy khóc, chảy nước mũi, ho húng hắng và khò khè nhẹ, sốt nhẹ 37,4oC nhưng vẫn bú tốt, không khó thở, được khám và cách ly tại phòng khám đa khoa Quang Hà (huyện Bình Xuyên). Kết quả xét nghiệm cho thấy bé dương tính với nCoV. Do nhỏ tuổi, bệnh nhi được chuyển đến Trung tâm y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới, BV Nhi T.Ư (Hà Nội) và được điều trị phù hợp. Ngày 13.2 bé không sót, còn ho, có đờm, không khó thở, tim phổi bình thường, đại – tiểu tiện bình thường. Từ ngày 14 – 17.2, tình trạng lâm sàng của bé ổn định và 3 lần xét nghiệm đều có kết quả âm tính với nCoV. Bé đã ngoan, tiếp xúc tốt, không sốt, bú tốt. Các chỉ số xét nghiệm sinh hóa, huyết học, X-quang tim phổi trong giới hạn bình thường. Mẹ bé có sức khỏe ổn định và âm tính với nCoV. Sau khi ra viện, bé L sẽ tiếp tục được theo dõi sức khỏe tại địa phương. Đáng chú ý, trước khi lây cho cháu gái, ngày 22.1 bà ngoại bé L đã tiếp xúc với hàng xóm là người nhiễm nCoV.

Ảnh minh hoạ (Nguồn: internet)

Phác đồ điều trị hiệu quả

Cũng trong chiều 20.2, Phòng khám đa khoa Quang Hà đã công bố đã điều trị thành công 2 bệnh nhân (BN) nhiễm nCoV (là hai mẹ con, cùng ở xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên, cùng nhiễm bệnh từ bệnh nhân N.T.D- đã được điều trị khỏi). Trong đó bà P.T.T (49 tuổi, mẹ của chị N.T.D có kết quả xét nghiệm dương tính nCoV ngày mồng 6 -2 sức khỏe đã ổn định, hết sốt 14 ngày, 2 lần xét nghiệm đều âm tính, em T.T.D (16 tuổi, em gái của N.T.D) cũng có kết quả dương tính nCoV hôm 6.2, nhập viện với triệu chứng đau bụng, rối loạn tiêu hóa, sau 14 ngày điều trị đã hết sốt, tình trạng ổn định, kết quả xét nghiệm 2 lần đều âm tính. Như vậy tính đến ngày 20.2, phòng khám đa khoa Quang Hà đã điều trị thành công 4 trong 5 BN nhiễm nCoV điều trị tại đây. Một bệnh nhân 50 tuổi, được xác đinh dương tính nCoV hôm 13. 2, đang tiếp tục điều trị.

PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế), cho biết phác đồ chuẩn đoán và điều trị nCoV của Việt Nam đã được áp dụng hiệu quả. Đến nay đã có 15/16 BN được điều trị khỏi, trong đó có bệnh nhân lớn tuổi, có bệnh nhân mãn tính, diễn biến phức tạp. Tuy nhiên đến đến 20.2 vẫn còn 2/16 BN đang điều trị, vì một trong 2 BN dù đã âm tính với nCoV nhưng có bệnh nền nên cần điều trị thêm, dự kiến sẽ sớm được ra viện. Ngày 21.2 tại cuộc họp Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống, dich nCoV -19 các ý kiến đều thống nhất rằng dù dịch bệnh ở nước ngoài còn diễn biến phức tạp, tiền ẩn những yếu tố khó lường nhưng Việt Nam vẫn đang kiểm soát tốt tình hình và không chủ quan, tiếp tục triển khai các biện pháp giám sát chặt chẽ về dịch tễ, không lơ là trong công tác phòng chống dịch bệnh.

Xem xét, đề nghị Bộ Y tế công bố Thanh Hóa hết dịch bệnh. Hôm qua ngày 21.2 ông Trịnh Hữu Hùng, giám đốc Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa, cho biết Sở này vừa có văn bản tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa xem xét, đề nghị Bộ Y tế công bố Thanh Hóa hết dịch bệnh nCoV- 19 vì đã 28 ngày (kể từ ngày phát hiện ca nhiễm đầu tiên), tỉnh này không phát hiện ca nhiễm vi rút Corona chủng mới (nCoV) mới.

Theo văn bản của sở Y tế tỉnh Thanh Hóa, ngày 24.1 tại thỉnh này phát hiện ca bệnh đầu tiên là chị N.T.T (25 tuổi ngụ xã Định Hòa, H. Yên Định, Thanh Hóa) dương tính nCoV nhưng đến nay đã khỏi bệnh và xuất viện. Kể từ ngày 24.1 cho đến 21.2 tại Thanh Hóa không phát hiện ca nhiễm nCoV mới. Đối với hơn 3300 người có yếu tố dịch tễ được cách lý, theo dõi tại gia đình và doanh nghiệp, đến này ngày 21.2 chỉ còn hơn 300 người cần theo dõi, số còn lại đã qua 14 ngày không có biểu hiện bất thường.

Điểm sáng Y tế nữa được thế giới công nhận

Có thể thấy, việc du khác tin tưởng ở lại hoặc tiếp tục cho Việt Nam là điểm đến chính từ sự công nhận của các tổ chức thế giới về thành tựu phòng chống dịch bệnh Covid – 19 của Việt Nam. Sau khi tổ chức Y tế thế giới đánh giá rất cao việc khống chế dịch, Việt Nam tiếp tục được nhận được bình luận tích cực từ Bộ Y tế và Dịch vụ nhân sinh Mỹ. Theo đó, trong việc trao đổi với đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ về tình hình dịch Covid-19, bà Erika Elvander, Giám đốc văn phòng châu Á-Thái Bình Dương, Bộ Y tế và dịch vụ dân sinh Mỹ, đánh giá cao năng lực y tế của Việt Nam nói chung, đặc biệt trong công tác kiểm soát dịch Covid-19 nói riêng và những ngày qua, trong khi tại Trung Quốc và nhiều nước trên thế giới dịch bệnh diễn biến hết sức khó lường, số ca nhiễm và tử vong không ngừng tăng, thì Việt Nam, dịch Covid-19 được kiểm soát rất tốt. Điểm đến an toàn những thành tựu trong công tác phòng dịch Covid-19 sẽ là vũ khí để ngành du lịch mở rộng thị trường khách, khẳng định là điểm đến an toàn, hướng tới sản phẩm du lịch y tế đầy tiềm năng nhưng chưa khai thác hết. Người đứng đầu Chính phủ phát đi thông điệp mạnh mẽ “Việt Nam có môi trường kinh doanh, du lịch và môi trường sống an toàn, hấp dẫn”. Việt Nam không chỉ là điểm đến an toàn vì những nỗ lực phòng chống dịch rất hiệu quả, mà còn an toàn một cách tự nhiên, nhờ vào điều kiện thời tiết sẽ ấm áp trên cả nước Thủ tướng nói và đề nghị các doanh nghiệp cần chủ động đón đầu không để lỡ cơ hội tăng tốc. Chính phủ sẽ có các kịch bản tăng trưởng, các chính sách phù hợp để thúc đẩy tăng trưởng, sản xuất kinh doanh.

Y tế Việt Nam không chỉ giỏi trong việc khống chế dịch Covid-19 mà còn hoàn thành xuất sắc trong nhiệm vụ bệnh viện dã chiến cuat LHQ. Việt nam được đánh giá là bệnh viện dã chiến cấp 2 chuyên nghiệp nhất từ trước đến nay tại phái bộ Liên Hiệp Quốc ở Nam Sudan, các bác sỹ, chiến sỹ Việt Nam không chỉ mang đến sự tận tâm trong nghề nghiệp mà còn cả tình cảm, sự nhiệt tình của người lính cụ Hồ.

Vườn cây xanh của người lính Việt Nam. Trung tá Bùi Đức Thành, Giám đốc bệnh viện dã chiến cấp 2 số 1 cho biết, những ngày đầu tiếp quản, khu vực đóng quân của bệnh viện là vùng đất hoang sơ, xung quanh là sỏi đá khô cằn, chủ yếu là cây cỏ dại. Nhiệt độ ngoài ở Bentiu ban ngày lên đến 400C có ngày 45 – 500C. Vì thế, song song với việc triển khai nhiệm vụ đảm bảo chuyên môn, tất cả các chiến sỹ bệnh viện đều bắt tay vào cải tạo cảnh quan môi trường mà việc đầu tiên là trồng cây xanh. Mang những hạt giống rau từ nhà, các cán bộ, chiến sỹ của bệnh viện cần mẫn gieo trồng, vun xới, chỉ sau ba tháng, từ màu vàng đá sỏi, khu vực đóng quân của bênh viện dã chiến cấp 2 số 1 của Việt Nam đã được thay thế bằng một màu xanh mướt mắt của những dàn mướp, dàn bầu bí sai quả, những luống rau muống, mồng tơi, rau cải và cả những vạt hoa đử màu sắc.

Hình ảnh Bác Hồ và cờ đỏ sao vàng đã trở nên thân thuộc. Do kỷ luật nghiêm ngặt của phái bộ Liên Hợp Quốc tại Nam Sudan, các bác sỹ Việt Nam ít khi được đi ra ngoài khu căn cứ. Nhưng trong những lần tiếp xúc với người dân tại khu bảo vệ thường dân (POC), các bác sỹ “mũ nồi xanh” của Việt Nam đã chiếm trọn tình cảm của họ. Chỉ huy y tế phái bộ, Chỉ huy trưởng căn cứ Bentiu và các đơn vị tại địa bàn đánh giá cao về trình độ chuyên môn, chất lượng điều trị, thái độ tiếp xúc của bệnh viện dã chiến cấp 2 số 1... Trong buổi trao huy chương vì sự ngiệp gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc, ngài tư lệnh phát biểu: “Mặc dù bệnh viện dã chiến cấp 2 của Việt Nam lần đầu tiên triển khai thực hiện nhiệm vụ tham gia hoạt động Liên Hợp Quốc nhưng đây là bệnh viện dã chiến cấp 2 chuyên nghiệp nhất tại phái bộ cho tới nay Rời khỏi mảnh đất Bentiu khô căn đầy nắng gió nhưng cũng đong đầy kỷ niệm, những người chiến sỹ, bác sỹ “mũ nồi xanh” như đại úy Trang, đại úy Ngân... đều có chung một suy nghĩ: nếu được phân công và lựa chọn, các chị vẫn sẽ quay trở lại nơi này./.

PGS.TS Nguyễn Đức Khiển

Nguyên Giám đốc Sở KH-CN-MT Hà Nội.

https://www.moitruongvadothi.vn/moi-truong/moi-truong-y-te/tu-hao-thay-nganh-y-te-viet-nam-a64524.html

Cùng chuyên mục

Điều kiện thanh toán thuốc điều trị ung thư cho người tham gia BHYT từ năm 2025
Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán đối với thuốc điều trị ung thư, điều hòa miễn dịch khi đáp ứng các quy định tại Thông tư 37/2024/TT-BYT đồng thời đáp ứng điều kiện như: Sử dụng để điều trị ung thư khi được chỉ định bởi bác sĩ có phạm vi hành nghề ung bướu hoặc y học hạt nhân hoặc huyết học truyền máu hoặc trường hợp thuộc phạm vi chuyên môn của người hành nghề theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh...
“Ma trận” bán thuốc kháng sinh không cần toa - Bài 2: Nhà thuốc Long Châu bán thuốc kháng sinh trẻ em như rau
Chưa tới ba phút đã có thể mua một hộp thuốc kháng sinh mà không cần toa thuốc, không có sự tư vấn, cảnh báo từ các dược sĩ…thực trạng này đang xảy ra tại hàng loạt nhà thuốc Long Châu. Liên tiếp bị xử phạt về hành vi này nhưng vẫn tiếp tục tái diễn mang dấu hiệu coi thường pháp luật, sức khoẻ người dân.
“Ma trận” bán thuốc kháng sinh không cần toa
Thực trạng thuốc kê đơn, thuốc kháng sinh được bán vô tội vạ mà không cần toa đang xảy ra tràn lan tại chuỗi các nhà thuốc lớn tại TP HCM. Liên tiếp bị cơ quan chức năng xử lý nhưng hành vi sai phạm vẫn tiếp tục tái diễn vì chế tài xử phạt nhẹ. Trong khi đó, kháng kháng sinh là nguyên nhân khiến 1,5 triệu người tử vong mỗi năm.

Tin mới

Vĩnh Phúc: Cảnh báo thủ đoạn mạo danh Trung tâm đăng kiểm xe để lừa đảo
Trước tình trạng các đối tượng mạo danh lãnh đạo, nhân viên các trung tâm đăng kiểm xe cơ giới gọi điện đến chủ phương tiện để thực hiện các hành vi lừa đảo, ngày 18/11 vừa qua. Sở GTVT tỉnh Vĩnh Phúc đã ra văn bản cảnh báo, để người dân nâng cao cảnh giác trước thủ đoạn này.
Điều kiện thanh toán thuốc điều trị ung thư cho người tham gia BHYT từ năm 2025
Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán đối với thuốc điều trị ung thư, điều hòa miễn dịch khi đáp ứng các quy định tại Thông tư 37/2024/TT-BYT đồng thời đáp ứng điều kiện như: Sử dụng để điều trị ung thư khi được chỉ định bởi bác sĩ có phạm vi hành nghề ung bướu hoặc y học hạt nhân hoặc huyết học truyền máu hoặc trường hợp thuộc phạm vi chuyên môn của người hành nghề theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh...