Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ năm, 21/04/2022 11:15 (GMT+7)

Tự rút sạc điện thoại, bé gái 29 tháng tuổi bị điện giật ngừng tim

Thấy điện thoại đang sạc pin, bé gái đã tự ý rút sạc ra để chơi khiến bị điện giật.

Mới đây, Đơn vị Bỏng – Khoa Chỉnh hình, Bệnh viện Nhi Trung ương vừa tiếp nhận điều trị cho bé gái B.A. (29 tháng tuổi, ở Hà Nội) bị điện giật ngừng tim, bất tỉnh, bỏng sâu toàn bộ lòng bàn tay trái do sạc pin điện thoại.

Chị Th. (mẹ cháu bé) cho biết, ngày 18/3/2022 (trước khi vào viện một tuần), trong lúc người nhà nấu cơm, bé A. chơi cùng chị gái 5 tuổi. Thấy điện thoại đang sạc pin, bé đã tự ý rút sạc ra để chơi khiến bị điện giật.

Sự việc khiến bé nằm bất tỉnh, tím tái, lòng bàn tay trái cháy đen. May mắn chị gái thấy em bị điện giật nên hô hoán, chạy gọi người nhà. Bé A. hàng xóm gần nhà chạy đến giúp đỡ, tiến hành sơ cứu ép tim. Cháu bé tỉnh lại và được gia đình lập tức đưa đến cơ sở y tế địa phương cấp cứu và tiếp tục chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương điều trị.

Tự rút sạc điện thoại, bé gái 29 tháng tuổi bị điện giật ngừng tim Ảnh 1
Sau phẫu thuật, sức khỏe bé gái đã ổn định. Ảnh: Bệnh viện Nhi Trung ương.

ThS.BS CKII Phùng Công Sáng – Phụ trách đơn vị Bỏng – Phó trưởng Khoa Chỉnh hình, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết: "Ngay sau khi tiếp nhận bệnh nhi tại khoa cấp cứu chống độc, trẻ đã được đánh giá và điều trị nguy cơ về tim mạch và nguy cơ suy thận cấp. Khi tình trạng trẻ ổn định, chúng tôi đã tiến hành mổ cắt lọc hoại tử, chuyển vạt da, ghép da vùng bàn tay (tổn thương hoại tử cả da cân cơ và xương bàn ngón tay) để giữ lại bàn tay cả về chức năng và thẩm mỹ cho trẻ.

Sau phẫu thuật, hiện trẻ đã ổn định, tuy nhiên việc phục hồi cho trẻ còn cần nhiều thời gian và công sức của gia đình và bệnh viện nữa".

Bác sĩ Sáng khuyến cáo, để tránh những tai nạn thương tâm và đáng tiếc xảy đến với trẻ nhỏ liên quan đến điện, cha mẹ cần lưu ý:

- Luôn luôn rút sạc ra khỏi ổ cắm điện khi không sử dụng, ổ cắm điện phải có thiết bị che bảo vệ.

- Không để bé chơi điện thoại trong khi đang sạc pin.

- Đặt điện thoại đang sạc ở xa tầm với của bé.

- Đảm bảo dây sạc được đấu nối vào nguồn điện đúng quy cách.

- Nhà có trẻ nhỏ cha mẹ cần luôn có người trông coi, theo dõi thật cẩn thận.

Xử trí khi trẻ bị bỏng điện:

- Tách nạn nhân với nguồn điện (ngắt cầu dao, dùng gậy gỗ gạt dòng điện cao) một cách nhanh nhất có thể, nếu trẻ bị nạn ở trên cao thì phải bố trí đỡ trẻ khi bị rơi và đưa người bệnh đến nơi thoáng mát.

- Gia đình cần tiến hành đánh giá hô hấp tuần hoàn, ý thức trẻ và tìm xem các chấn thương khác nếu có ngã kèm theo, để tìm cách sơ cứu cho đúng, tránh làm tổn thương cột sống cổ hoặc các chi (nếu có) bị nặng thêm.

- Nếu trẻ ngừng tuần hoàn thì tiến hành ép tim ngoài lồng ngực đúng cách đồng thời gọi y tế hỗ trợ.

- Gia đình chỉ nên di chuyển người bệnh đến cơ sở y tế khi trẻ đã được sơ cấp cứu ban đầu.

- Chỉ tiến hành xử trí vết bỏng điện khi trẻ không có rối loạn toàn thân, không nên chườm đá, bôi thuốc mỡ hay bất cứ thứ gì lên vết bỏng, chỉ nên rửa sạch vết bỏng và phủ gạc sạch lên.

Cùng chuyên mục

Yêu cầu truy xuất tận gốc thực phẩm nghi ngờ gây ngộ độc 37 người
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có công văn đề nghị Sở An toàn thực phẩm TP Hồ Chí Minh tổ chức điều tra xác định rõ nguyên nhân vụ nghi ngờ ngộ độc khiến 37 người nhập viện sau ăn bánh mì; truy xuất đến tận cùng nguồn gốc thực phẩm nghi ngờ gây ngộ độc, lấy mẫu thực phẩm, bệnh phẩm để xét nghiệm tìm nguyên nhân...
Nghiên cứu thành công vaccine "đa năng" chống nhiều loại ung thư
Các nhà khoa học tại Đại học Tufts của Mỹ vừa công bố bước tiến vượt bậc trong cuộc chiến chống ung thư: một loại vaccine mới có khả năng kích hoạt phản ứng miễn dịch mạnh mẽ, giúp cơ thể chống lại nhiều loại khối u ác tính nguy hiểm.
Tổn thương đốt sống cổ vì sử dụng điện thoại quá nhiều
Với thói quen thường xuyên sử dụng điện thoại hơn 8 giờ mỗi ngày, anh An (38 tuổi) đã phải nhập viện vì bị yếu tay chân phải, đau nhiều ở cổ vai gáy và lưng, khó thực hiện các hoạt động khiêng vác nặng hoặc cần sự tỉ mỉ như cài nút áo, cầm đũa.
Thời tiết nắng nóng, trẻ dễ mắc những bệnh lý nào?
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, nắng nóng ở khu vực Nam Bộ có khả năng kéo dài trong nhiều ngày tới. Các chuyên gia y tế đưa ra nhận định, nắng nóng, nhiệt độ tăng cao là thời điểm thuận lợi bùng phát một số bệnh về lây nhiễm qua đường tiêu hóa, say nóng, say nắng và các bệnh về da (rôm sảy, viêm da do nhiệt, viêm da dị ứng…).

Tin mới

Chính thức giảm thuế suất thuế nhập khẩu một số mặt hàng
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 73/2025/NĐ-CP ngày 31/3/2025 sửa đổi, bổ sung mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi của một số mặt hàng tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo Danh mục mặt hàng chịu thuế ban hành kèm theo Nghị định số 26/2023/NĐ-CP ngày 31/5/2023 về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan.
Từ 01/6 chỉ cấp mới thẻ BHYT giấy đối với một số trường hợp
Vừa qua, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đã ban hành Công văn số 168/BHXH-QLT hướng dẫn BHXH các khu vực; BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc sử dụng phôi thẻ bảo hiểm y tế (BHYT). Trong đó đáng chú ý, từ ngày 01/6/2025, cơ quan BHXH chỉ thực hiện cấp mới thẻ BHYT giấy đối với ba trường hợp.