Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ năm, 21/03/2024 11:16 (GMT+7)

Uống rượu bia, dắt xe máy qua chốt kiểm tra nồng độ cồn vẫn có thể bị xử phạt

Theo quy định hiện nay, người điều khiển xe gắn máy uống rượu bia khi thấy Cảnh sát giao thông hoặc chốt kiểm tra nồng độ cồn thì xuống dắt xe đi bộ nhằm tránh việc kiểm tra của lực lượng Cảnh sát giao thông thì có thể coi là hành vi đối phó với lực lượng chức năng hay không và việc uống rượu bia dắt xe máy qua chốt kiểm tra nồng độ cồn có bị xử phạt không?

Uống rượu bia, dắt xe máy qua chốt kiểm tra nồng độ cồn vẫn có thể bị xử phạt
Ảnh minh họa.

Theo Bộ Công an cho biết, Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia, tại khoản 6, Điều 5 quy định nghiêm cấm hành vi "Điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn".

Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 123/2021/NĐ-CP ngày 28/12/2021 của Chính phủ), tại các Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8 đã quy định cụ thể chế tài xử phạt đối với người điều khiến phương tiện giao thông đường bộ vi phạm trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.

Cũng theo Bộ Công an, thời gian qua lực lượng Cảnh sát giao thông đã xử lý quyết liệt vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện giao thông theo nguyên tắc "không có vùng cấm, không có ngoại lệ" với quyết tâm hình thành văn hóa "Đã uống rượu bia, không lái xe" trong quần chúng nhân dân.

Đối với hành vi đối phó với lực lượng chức năng như xuống xe, dắt bộ xe mô tô qua chốt kiểm soát nồng độ cồn, lực lượng Cảnh sát giao thông sẽ áp dụng các biện pháp nghiệp vụ, xác minh làm rõ hành vi vi phạm để xử lý theo quy định của pháp luật.

Cùng chuyên mục

Rút BHXH một lần, sau này có tham gia trở lại được không?
Theo Luật BHXH hiện hành, sau 12 tháng người lao động (NLĐ) không tham gia BHXH bắt buộc, tự nguyện và thời gian đóng BHXH chưa đủ 20 năm thì được rút BHXH một lần. Quy định này cho phép NLĐ dễ dàng rời khỏi hệ thống BHXH và tham gia đóng BHXH lại từ đầu.
Những sự kiện, hành vi cần lập vi bằng làm bằng chứng
Theo khoản 1 Điều 36 Nghị định 08/2020/NĐ-CP, thừa phát lại được lập vi bằng ghi nhận các sự kiện, hành vi có thật theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi toàn quốc, trừ các trường hợp không lập vi bằng.
Nghỉ hưu có được nhận lại tiền bảo hiểm thất nghiệp đã đóng?
Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) cho biết, Bộ này đã nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Vĩnh Phúc về việc nghiên cứu sửa đổi Luật Việc làm theo hướng người đóng BHTN nhưng đến khi về hưu hoặc chấm dứt hợp đồng lao động mà chưa được hưởng trợ cấp thất nghiệp (TCTN) thì được thanh toán số tiền cá nhân đã đóng BHTN (1%) vào Quỹ BHTN vì theo nguyên tắc của bảo hiểm là có đóng có hưởng.

Tin mới