Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ ba, 23/01/2024 18:44 (GMT+7)

Văn hóa trong việc tuân thủ pháp luật

Tuân thủ pháp luật là nét văn hóa quan trọng trong việc thực thi pháp luật, bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật.

Thời gian qua, việc một số cá nhân, doanh nghiệp không tuân thủ, chấp hành pháp luật xảy ra ở một số địa phương khiến việc điều hành, quản lý về mặt hành chính của không ít cơ quan, ban ngành gặp nhiều trở ngại, khó khăn. Thậm chí một vài nơi đã xảy ra hiện tượng không chấp hành quyết định xử phạt hành chính hoặc đã bị xử phạt một lần lại tiếp tục vi phạm,...

van-hoa-trong-viec-tuan-thu-phap-luat-1-1706009741.png

Tôn trọng, bảo vệ và chấp hành Hiến pháp, pháp luật là nét đẹp văn hóa của mỗi người dân.

Vừa qua, một doanh nghiệp ở thị xã Gò Công bị người dân địa phương than phiền về việc không tuân thủ pháp luật. Theo thông tin PV thu thập được, Công ty TNHH MTV Th. Th. (viết tắt: công ty Th. Th.) hoạt động ở thị xã Gò Công từ năm 2012, với nhiều lĩnh vực như: Bán lẻ thực phẩm trong các cửa hàng chuyên doanh; Chế biến, bảo quản thuỷ sản và các sản phẩm từ thuỷ sản; Chế biến và bảo quản rau quả; Sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản… và có cả Bán buôn nông, lâm sản nguyên liệu (trừ gỗ, tre, nứa) và động vật sống; Bán buôn thực phẩm,… đã bị UBND thị xã Gò Công xử phạt vào tháng 6/2022 về việc chưa có giấy phép về môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. UBND thị xã Gò Công yêu cầu công ty Th. Th. bổ sung đầy đủ hồ sơ theo quy định rồi mới đi vào hoạt động…

van-hoa-trong-viec-tuan-thu-phap-luat-3-1-1706009785.jpg
Thông tin nộp phạt lần 1 vào tháng 8/2022.

Tuy nhiên, ngày 2/8/2023, Tổ công tác liên ngành của UBND thị xã Gò Công tiến hành kiểm tra việc thực thi pháp luật của công ty Th. Th. tại xã Tân Trung thì phát hiện cơ sở sản xuất của công ty vẫn hoạt động bình thường, dù giấy phép môi trường vẫn chưa được cấp.

Tại buổi làm việc với cơ quan chức năng thị xã Gò Công, đại diện công ty Th. Th. giải trình theo Biên bản lập ngày 3/8/2023 là: “Hiện tại công ty đang tiến hành làm hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất và thuê tư vấn lập hồ sơ môi trường. Tuy nhiên, vấn đề dể có đầy đủ các hồ sơ theo quy định thì cần phải có thời gian, trong khi đơn hàng của công ty ký với đối tác đã ký từ đầu năm và trong đó có nội dung khi đối tác yêu cầu cung cấp hàng hóa thì công ty phải cung cấp theo yêu cầu của đối tác. Chính vì thế, công ty mới hoạt động, chỉ hoạt động khi có đơn hàng… Nếu ngưng hoạt động, sẽ ảnh hưởng đến uy tín của công ty, ảnh hưởng đến nguồn thu của công ty và công ăn việc làm của công nhân, bên cạnh đó công ty còn phải đền hợp đồng cho đối tác… Nếu trong trường hợp Ủy ban nhân dân thị xã xử phạt vi phạm hành chính đối với công ty thì ông T. cũng chấp nhận nộp phạt, nhưng không thể ngừng hoạt động được”.

Không chấp thuận ý kiến giải trình, Tổ công tác đã lập Tờ trình xử phạt hành chính lần hai đối với công ty Th. Th. và được lãnh đạo UBND thị xã Gò Công chấp thuận, ban hành Quyết định xử phạt hành chính ngày 5/12/2023.

azz-1706009939.jpg
2q-1706009961.jpg
Quyết định xử phạt hành chính lần 2.

Sau đó, UBND thị xã Gò Công tiếp tục nhận được phản ảnh của người dân về việc công ty Th. Th. vẫn hoạt động bình thường, dù đã bị cơ quan chức năng thị xã Gò Công xử phạt hành chính lần hai và yêu cầu tạm ngưng hoạt động, bổ sung hồ sơ giấy phép theo quy định. Đến ngày 19/1/2024, Tổ công tác liên ngành thị xã Gò Công đến hiện trường nơi sản xuất, chế biến của công ty Th. Th. ở xã Tân Trung thì phát hiện mọi hoạt động của công ty vẫn diễn ra như chưa có gì xảy ra.

q2q-1706009836.jpg
21-1706009862.jpg
Tờ giải trình của công ty Th. Th.

Theo tìm hiểu của PV, công ty Th. Th. xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh nhưng chưa chuyển đổi mục đích đất xong, chưa có giấy phép xây dựng và cũng chưa cung cấp được giấy phép hoạt động tại địa điểm bị UBND thị xã Gò Công phát hiện có hành vi không tuân thủ pháp luật như giấy phép kinh doanh hoặc giấy phép chi nhánh của công ty ở địa chỉ xã Tân Trung, thị xã Gò Công.

Trong khi đó, theo quy định tại khoản 1 Điều 73 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định về thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính như sau: “Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính; trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó… Trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì vẫn phải chấp hành quyết định xử phạt, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 15 của Luật này. Việc khiếu nại, khởi kiện được giải quyết theo quy định của pháp luật”.

Một lãnh đạo thị xã Gò Công cho biết: “Chính quyền địa phương luôn tạo điều kiện tốt nhất để doanh nghiệp đầu tư, hoạt động trên địa bàn nhưng phải tuân thủ các quy định về giấy phép môi trường, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng cháy chữa cháy, lao động,… Công ty bị xử phạt rồi nhưng vẫn cố tình vi phạm thì cần phải có biện pháp xử lý để bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật”.

q1-1706009626.jpg
Luật sư Trần Công Ly Tao.

Luật sư Trần Công Ly Tao (nguyên Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP.HCM) nhận định: “Mọi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp,… đều phải tuân thủ pháp luật. Chẳng hạn như anh đã có công ty, khi hoạt động ở địa chỉ khác hoặc mở chi nhánh để sản xuất, kinh doanh thì phải tuân thủ theo quy định tại Thông tư 80/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính và Luật Doanh nghiệp. Một công ty hoạt động nhiều năm mà chưa có giấy phép liên quan đến ngành nghề hoạt động sản xuất, kinh doanh thì không thể chấp nhận được. Việc đã bị xử phạt hành chính rồi tiếp tục vi phạm thì cơ quan chức năng phải có biện pháp xử lý mạnh mẽ nhằm răn đe các hành vi vi phạm, tái phạm về sau…”.

Cùng chuyên mục

Vì sao Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình bị xử phạt?
Ngày 10/06/2024, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ban hành Quyết định số 649/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với Công ty cổ phần Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (mã HBC).

Tin mới

Dừng lưu thông và truy xuất tận cùng nguồn gốc sản phẩm rượu nghi ngờ gây ngộ độc
Đây là yêu cầu của Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) ngay sau khi nhận được thông tin từ Trung tâm chống độc - Bệnh viện Bạch Mai về 5 trường hợp đang cấp cứu, điều trị tại Trung tâm do ngộ độc methanol, trong đó có một trường hợp từ Thái Nguyên và bốn trường hợp từ Thường Tín, Hà Nội cùng uống một loại rượu từ Thái Nguyên.