Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ năm, 13/01/2022 09:55 (GMT+7)

Về quê ăn Tết có phải cách ly không? Điều kiện về quê từng tỉnh người dân cần biết

Người dân về quê ăn Tết nguyên đán Nhâm Dần 2022 có phải cách ly không là câu hỏi được nhiều người quan tâm trong bối cảnh dịch Covid-19.

Trong dịp Tết nguyên đán Nhâm Dần 2022, các địa phương không cấm người dân về quê ăn Tết, nhưng mỗi nơi lại có những quy định chống dịch Covid-19 khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết các địa phương đều tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đi làm xa về quê, chỉ khuyến cáo chấp hành tốt các biện pháp phòng chống dịch.

Theo đó, một số địa phương nới lỏng kiểm soát y tế, không có quy định riêng bao gồm thành phố Hải Phòng, Quảng Ngãi, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Bình Định, Sơn La, Phú Yên, Cà Mau, Sóc Trăng, TP. Cần Thơ, Vĩnh Long, Kiên Giang, Bình Phước, Bình Thuận,…

Về quê ăn Tết có phải cách ly không? Điều kiện về quê từng tỉnh người dân cần biết Ảnh 1
Người dân về quê ăn Tết nguyên đán Nhâm Dần 2022 có phải cách ly không là câu hỏi được nhiều người quan tâm trong bối cảnh dịch Covid-19.

Những địa phương siết chặt quy định cách ly y tế bao gồm:

Ninh Bình: Những người đến/về Ninh Bình phải khai báo y tế, thông báo với chính quyền địa phương nơi cư trú, làm xét nghiệm và có kết quả âm tính với SARS-CoV-2 mới được trở về gia đình.

Vĩnh Phúc: Những người đến/về Vĩnh Phúc từ các tỉnh, thành phố khác, đặc biệt là Hà Nội cần thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng test nhanh kháng nguyên cho kết quả âm tính trước khi trở về nhà, vào cơ quan.

Bắc Giang: Người đến từ tỉnh, thành có ca nhiễm cộng đồng vào địa bàn phải có kết quả test nhanh âm tính trong 48 giờ, hoặc giấy xét nghiệm PCR âm tính trong 72 giờ. Địa phương khuyến khích doanh nghiệp rút ngắn thời gian nghỉ Tết nguyên đán Nhâm Dần 2022, giữ chân công nhân ở lại, không về quê.

Hà Nam: Cách ly y tế với người đến từ vùng đỏ hoặc vùng đang cách ly y tế. Các khu vực khác, người dân chỉ cần khai báo y tế để từ đó cơ quan chức năng sẽ phân loại quản lý.

Quảng Ninh: Khuyến khích người lao động ở lại ăn Tết và tiêm mũi thứ ba.

Thừa Thiên Huế:

Đến từ vùng cam và đỏ: Cách ly tại nhà hoặc nơi lưu trú tối thiểu 14 ngày kể từ khi về đến địa phương.

Chưa tiêm đủ liều vaccine: Cách ly tại nhà hoặc nơi lưu trú tối thiểu 7 ngày.

Đã tiêm đủ liều vaccine hoặc khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 6 tháng: Tự theo dõi sức khỏe tối thiểu 7 ngày kể từ khi về đến địa phương và xét nghiệm 2 lần.

Về quê ăn Tết có phải cách ly không? Điều kiện về quê từng tỉnh người dân cần biết Ảnh 2
Ảnh minh họa.

Thanh Hóa:

Người trở về từ vùng xanh, vàng: Không phải cách ly y tế, chỉ phải khai báo y tế, tuân thủ 5K và tự theo dõi sức khỏe 7 ngày.

Người trở về từ vùng cam hoặc tiếp xúc gần với F1: Tự cách ly y tế tại nhà, nơi lưu trú 7 ngày.

Người trở về từ vùng đỏ: Cách ly tại nhà 7 ngày, tự theo dõi sức khỏe 7 ngày tiếp theo.

Chưa tiêm vaccine hoặc F1: Cách ly tập trung hoặc cách ly tại nhà (nếu đủ điều kiện) 14 ngày, theo dõi sức khỏe 14 ngày tiếp theo.

Quảng Trị:

Người tiêm đủ liều vaccine hoặc đã khỏi bệnh Covid-19 trở về từ vùng cam: Cách ly tại nhà tối thiểu 7 ngày, tự theo dõi sức khỏe trong 7 ngày tiếp theo.

Người trở về từ vùng đỏ: Cách ly tập trung tối thiểu 7 ngày, cách ly tại nhà 7 ngày tiếp theo.

Người đã khỏi bệnh Covid-19 không quá 6 tháng về từ "vùng đỏ": Cách ly tại nhà 14 ngày.

+ Người chưa tiêm vaccine hoặc tiêm chưa đủ liều về từ "vùng vàng": Cách ly tại nhà 7 ngày, xét nghiệm SARS-CoV-2 vào ngày đầu tiên và ngày thứ 7.

Phú Thọ:

+ Người trở về từ vùng xanh, vàng: Chủ động tự theo dõi sức khỏe 7 ngày, khuyến khích tự thực hiện xét nghiệm test nhanh kháng nguyên.

+ Người trở về từ vùng cam, đỏ: Phải có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 trong vòng 72 giờ.

+ Người đã tiêm đủ 2 mũi vaccine: Tự theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú trong 7 ngày.

+ Người chưa tiêm đủ 2 liều vaccine: Cách ly tại nhà, nơi lưu trú 7 ngày, sau đó tự theo dõi sức khỏe trong 7 ngày tiếp theo.

Hưng Yên:

+ Phải khai báo y tế, có kết quả xét nghiệm âm tính trong vòng 72 giờ hoặc test nhanh ngay khi về đến địa phương.

+ Chưa tiêm đủ 2 mũi vaccine, cách ly tại nhà 14 ngày. Tiêm đủ 2 mũi vaccine Covid-19, cách ly tại nhà 7 ngày. Khi kết thúc cách ly, phải tự test nhanh Covid-19, có kết quả âm tính mới được tham gia hoạt động tại cộng đồng.

Về quê ăn Tết có phải cách ly không? Điều kiện về quê từng tỉnh người dân cần biết Ảnh 3
Ảnh minh họa.

Thái Nguyên: Yêu cầu giấy xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 với người đến, về địa phương. Theo đó, người dân vận động, thông tin đến người thân trong gia đình đang học tập và làm việc ngoại tỉnh không đi, về thành phố Thái Nguyên từ nay đến dịp tết.

Yên Bái: Khai báo y tế, lấy mẫu xét nghiệm tầm soát (2 lần vào ngày thứ nhất và ngày thứ 3) đối với toàn bộ người dân ngoại tỉnh về địa phương trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.

Nghệ An: Yêu cầu người dân phải khai báo y tế, thông báo với chính quyền địa phương. Khuyến khích người dân làm xét nghiệm, có kết quả âm tính với SARS-CoV-2 trước khi trở về địa phương.

An Giang: Yêu cầu phải khai báo y tế, có giấy xét nghiệm âm tính với COVID-19. Trường hợp chưa có giấy xét nghiệm trước, phải thực hiện test nhanh tại chốt.

Bên cạnh đó, một số địa phương khác chỉ yêu cầu người dân đến/về từ tỉnh, thành khác phải khai báo y tế, thực hiện quy định 5k phòng chống dịch Covid-19; đồng thời kêu gọi người dân hạn chế di chuyển không cần thiết trong dịp Tết nguyên đán Nhâm Dần 2022 này. Một số địa phương có thể kể tên là Hòa Bình, Hải Dương, Quảng Nam, Bắc Kạn, Bạc Liêu, Đồng Tháp, Hà Tĩnh, Lâm Đồng, Đà Nẵng, Điện Biên,…

Cùng chuyên mục

Ngân hàng Nhà nước tổ chức đấu thầu vàng miếng vào ngày 22/4
Ngày 19/4/2024, Cục Quản lý dự trữ ngoại hối (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) đã có Công văn 425/QLDTNH2 thông báo đấu thầu vàng miếng của Ngân hàng Nhà nước. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam sẽ tiến hành đấu thầu vàng miếng SJC với tổng khối lượng dự kiến sẽ đấu thầu là 16.800 lượng, thời gian bắt đầu từ 10 giờ sáng ngày 22/4/2024.
Sẽ xem xét xóa bỏ độc quyền vàng miếng
Trong tờ trình dự thảo sửa đổi Nghị định 24/2012/NĐ-CP, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các bộ ngành đánh giá Nghị định này đã hoàn thành nhiệm vụ kể từ khi được ban hành. Tuy nhiên, trước những thay đổi của thị trường, Nghị định 24/2012/NĐ-CP cũng cần thay đổi để phù hợp. Theo Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối Đào Xuân Tuấn cho biết, một trong những nội dung được đề xuất trong dự thảo sửa đổi là xem xét xóa bỏ độc quyền vàng miếng SJC và có thêm nhiều thương hiệu vàng khác.
Bổ sung một số loại hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng
Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính rà soát đầy đủ các hàng hóa, dịch vụ/nhóm hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng; trường hợp cần thiết có thể xem xét, bổ sung một số loại hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng để đáp ứng yêu cầu thực tiễn, bảo đảm đúng bản chất của hàng hóa, dịch vụ.

Tin mới

Ngân hàng Nhà nước tổ chức đấu thầu vàng miếng vào ngày 22/4
Ngày 19/4/2024, Cục Quản lý dự trữ ngoại hối (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) đã có Công văn 425/QLDTNH2 thông báo đấu thầu vàng miếng của Ngân hàng Nhà nước. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam sẽ tiến hành đấu thầu vàng miếng SJC với tổng khối lượng dự kiến sẽ đấu thầu là 16.800 lượng, thời gian bắt đầu từ 10 giờ sáng ngày 22/4/2024.
Nam Em có hành động khó hiểu khi livestream bán hàng
Nam Em là cái tên được nhắc đến khá nhiều thời gian qua, nguyên nhân xuất phát từ những ồn ào vạ miệng của cô nàng. Mới đây, quay trở lại mạng xã hội livestream bán hàng, Nam Em lại có hành động khó hiểu khiến nhiều người phải bàn tán.