Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ hai, 18/03/2024 16:51 (GMT+7)

Vi khuẩn Salmonella khiến 345 người nhập viện nghi sau khi ăn cơm gà ở Nha Trang nguy hiểm ra sao?

Mới đây, Đoàn kiểm tra của Sở Y tế Khánh Hòa đã phát hiện khuẩn Salmonella trong vụ nghi ngộ độc cơm gà ở quán cơm gà Trâm Anh (nằm trên đường Bà Triệu, TP Nha Trang).

Theo UBND tỉnh Khánh Hòa, tính đến chiều 15/3, Sở Y tế Khánh Hòa ghi nhận có tổng cộng 345 người nhập viện do ngộ độc nghi sau khi ăn cơm gà Trâm Anh (Nha Trang), trong đó có bệnh nhân dương tính với vi khuẩn Salmonella.

Trong số 345 người nhập viện, có 201 người đang điều trị tại các bệnh viện, trung tâm y tế. Những trường hợp bệnh nhẹ đang theo dõi tại nhà.

Vi khuẩn Salmonella khiến 345 người nhập viện nghi sau khi ăn cơm gà ở Nha Trang nguy hiểm ra sao? Ảnh 1
Tiệm cơm gà trên đường Bà Triệu, TP Nha Trang, đóng cửa, ngày 15/3. Ảnh: VietNamNet.

Vi khuẩn Salmonella là gì?

Vi khuẩn Salmonella hay còn được gọi là vi khuẩn thương hàn gồm S. typhi và S. para typhi A, B, C tất cả các chủng đều có khả năng gây bệnh thương hàn.

Vi khuẩn thương hàn đi vào hệ tiêu hóa của cơ thể, sau khi bị chết sẽ giải phóng ra nội độc tố. Vi khuẩn Salmonella chết càng nhiều càng có nhiều độc tố giải phóng tấn công vào cơ thể người nhiễm. Nội độc tố của vi khuẩn salmonella gây ra ảnh hưởng rất xấu tại ruột, nội độc tố sẽ làm tổn thương niêm mạc ruột (kích thích ruột gây đau bụng, làm chảy máu, hoặc có thể gây thủng ruột).

Nội độc tố do vi khuẩn Salmonella giải phóng đi vào máu đến hệ thần kinh trung ương làm tổn thương hệ thần kinh và nhiễm độc toàn thân.

Vi khuẩn Salmonella có sức sống và sức đề kháng tốt. Vi khuẩn Salmonella chịu được lạnh, ở nước đá sống 2 – 3 tháng, nước thường > 1 tháng, trong rau quả 5 – 10 ngày, trong phân 1 đến vài tháng.

Vi khuẩn Salmonella bị tiêu diệt ở nhiệt độ 55 độ C/30 phút, cồn 90 độ C/vài phút, các chất khử trùng thông thường diệt được vi khuẩn dễ dàng (chloramin 3%, phenol 5%).

Nguồn lây nhiễm Salmonella và các thực phẩm dễ nhiễm

Theo Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ, khuẩn Salmonella được tìm thấy ở nhiều loại thực phẩm, bao gồm thịt gà, gà tây, thịt bò, thịt lợn, trứng, trái cây, rau mầm, các loại rau khác và thậm chí cả thực phẩm chế biến sẵn, chẳng hạn như bơ hạt, bánh nướng đông lạnh...

Tuy nhiên, CDC Hoa Kỳ cũng cho hay thực phẩm không phải là con đường duy nhất mà Salmonella lây sang người. Vi khuẩn cũng lây lan qua nước bị ô nhiễm, môi trường, người khác và động vật.

Ngay cả vật nuôi và động vật có thể tiếp xúc tại vườn thú, trang trại, hội chợ, trường học và nhà trẻ cũng có thể mang vi khuẩn Salmonella và các vi trùng có hại khác.

Vi khuẩn Salmonella khiến 345 người nhập viện nghi sau khi ăn cơm gà ở Nha Trang nguy hiểm ra sao? Ảnh 2
Vi khuẩn Salmonella rất có hại cho sức khỏe.

Đối tượng nào dễ nhiễm khuẩn Salmonella

Một số người có nhiều khả năng bị nhiễm khuẩn Salmonella nghiêm trọng như trẻ em dưới 5 tuổi, người lớn từ 65 tuổi trở lên và những người có hệ thống miễn dịch bị suy yếu do một số tình trạng bệnh lý (chẳng hạn bệnh tiểu đường, bệnh gan hoặc thận và ung thư) hoặc do các phương pháp điều trị.

Biểu hiện nhiễm khuẩn Salmonella

Nếu bị nhiễm salmonella, người bệnh sẽ có biểu hiện tiêu chảy, sốt và co thắt dạ dày. Người bệnh cũng có thể bị đau đầu, buồn nôn và nôn. Các triệu chứng thường bắt đầu từ 6 giờ đến 6 ngày sau khi nhiễm bệnh và kéo dài 4-7 ngày.

Người bệnh thường cảm thấy dễ chịu hơn trong khoảng một tuần, mặc dù có thể mất vài tháng để việc đi tiêu của bạn trở lại bình thường. Đôi khi nhiễm trùng lây lan đến máu, xương, khớp, não hoặc hệ thần kinh của người bệnh và gây ra các triệu chứng lâu dài, ảnh hưởng đến những cơ quan đó.

Vi khuẩn Salmonella khiến 345 người nhập viện nghi sau khi ăn cơm gà ở Nha Trang nguy hiểm ra sao? Ảnh 3
Bệnh nhân được chuyển vào điều trị tại Bệnh viện đa khoa Yersin sau vụ ngộ độc cơm gà. Ảnh: Tuổi Trẻ Online.

Phòng chống khuẩn Salmonella như thế nào?

Nên ăn chín uống sôi. Đặc biệt, nên nấu chín kỹ trứng, rửa sạch vỏ trứng trước khi chế biến. Rau ăn sống phải rửa sạch dưới vòi nước giúp trôi vi khuẩn, nên ngâm rau bằng thuốc tím.

Thường xuyên rửa sạch tay với xà phòng, nhất là trước khi ăn, chế biến thức ăn, sau khi đi vệ sinh. Dùng nước nóng, xà phòng để rửa đồ dùng, thớt và các bề mặt vật dụng nhà bếp.

Đảm bảo vệ sinh môi trường, bảo vệ nguồn nước, xử lý phân, rác triệt để, hợp vệ sinh, phòng chống ruồi. Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, tạo tập quán đi tiêu đúng nơi quy định, không sử dụng phân tươi để bón cây trồng.

Để riêng thịt sống, thịt gia cầm, hải sản và trứng với các thực phẩm khác trong giỏ hàng tạp hóa và trong tủ lạnh. Sử dụng thớt và đĩa riêng cho nông sản và thịt sống, thịt gia cầm, hải sản và trứng.

Không đặt thức ăn đã nấu chín lên đĩa trước đó đã đựng trứng sống hoặc nấu chưa chín, thịt, thịt gia cầm, hải sản hoặc nước ép của chúng.

Đặc biệt, những người bị tiêu chảy không được chế biến hoặc phục vụ thức ăn hay đồ uống cho người khác, chăm sóc trẻ em hoặc chăm sóc sức khỏe. Trẻ bị tiêu chảy không được đi nhà trẻ hoặc tới trường.

Cùng chuyên mục

Những loại thức uống tốt cho bệnh gan nhiễm mỡ
Gan nhiễm mỡ thường không có triệu chứng rõ rệt, nhưng có thể tiến triển gây hậu quả nặng nề. Tuy nhiên, có thể ngăn ngừa bệnh lí này hiệu quả với lối sống và chế độ ăn lành mạnh, những loại nước trái cây dễ làm dưới đây...
Bác sĩ Vũ Trọng Quỳnh - CEO Nha khoa Thẩm mỹ DCS tổ chức thăm khám răng miễn phí cho các em học sinh
Nhằm nâng cao sức khoẻ răng miệng cho trẻ nhỏ, bác sĩ Vũ Trọng Quỳnh và bác sĩ Đàm Thu Trang - CEO của Nha khoa Thẩm mỹ DCS (KDC số 4, Tổ 3, Phường Tân Thịnh, Thành phố Thái Nguyên) đã tổ chức chương trình thăm khám răng miễn phí tại Trường Mầm non Đồng Quang và Trường Tiểu học Đồng Quang, nằm trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên.
Bệnh sởi ở người lớn gia tăng, cảnh báo nguy cơ lây lan do chủ quan​
Những ngày qua, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh tiếp nhận nhiều bệnh nhân sởi là người lớn. Các bác sĩ cảnh báo, hiện vẫn còn nhiều người lớn chủ quan với bệnh sởi. Trong bối cảnh dịch sởi đang có diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương thì việc tiêm vaccine phòng bệnh là vô cùng cần thiết.
Bộ Y tế hướng dẫn thanh toán tiền khám bệnh trong một số trường hợp
Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 39/2024/TT-BYT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 35/2016/TT-BYT ngày 28/9/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với dịch vụ kỹ thuật y tế thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế.
Cảnh báo đỏ về tình trạng lạm dụng kháng sinh toàn cầu
Theo một nghiên cứu mới được công bố, mức sử dụng kháng sinh trên toàn cầu đã tăng 21% kể từ năm 2016, làm dấy lên những lo ngại nghiêm trọng về nguy cơ kháng thuốc kháng sinh. Phân tích dữ liệu từ 67 quốc gia cho thấy xu hướng gia tăng đáng báo động này.

Tin mới