Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ ba, 15/02/2022 15:40 (GMT+7)

Vì sao các doanh nghiệp trúng đấu giá đất Thủ Thiêm chây ì nộp tiền?

Mặc dù đã hết thời hạn 30 ngày đóng tiền đợt 1 theo thông báo của cơ quan thuế nhưng các doanh nghiệp trúng đấu giá đất Thủ Thiêm vẫn chây ì, chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định.

Phiên đấu giá 4 lô đất Thủ Thiêm khép lại vào ngày 10/12/2021 với 4 doanh nghiệp trúng đấu giá là: Công ty TNHH Đầu tư Bất Động Sản Ngôi Sao Việt (thuộc Tập đoàn Tân Hoàng Minh), Công ty TNHH Đầu tư và Kinh doanh thương mại Bình Minh, Công ty Cổ phần Sheen Mega và Công ty Cổ phần Dream Republic. Tổng số tiền trúng đấu giá hơn 37.000 tỷ đồng, cao gấp 7 lần so với giá khởi điểm là 5.300 tỷ đồng.

Đến thời điểm này đã có 2 doanh nghiệp gửi văn bản xin bỏ cọc, đơn phương chấm dứt hợp đồng sau khi trúng đấu giá.
Đến thời điểm này đã có 2 doanh nghiệp gửi văn bản xin bỏ cọc, đơn phương chấm dứt hợp đồng sau khi trúng đấu giá.

Đến ngày 31/12/2021, UBND TP.HCM đã ban hành các quyết định phê duyệt kết quả trúng đấu giá 4 lô đất nói trên. Một tuần sau (6/1/2022), Cục thuế TP có thông báo đóng tiền sử dụng đất và phí trước bạ gửi đến 4 doanh nghiệp trúng đấu giá.

Theo quy định, trong vòng 30 ngày kể từ khi cơ quan thuế ra thông báo, các doanh nghiệp trúng đấu giá phải thanh toán 50% số tiền mua tài sản theo hợp đồng đã ký kết (đợt 1), hạn cuối là ngày 6/2/2022.

Trong vòng 60 ngày tiếp theo phải thanh toán đủ tiền còn lại (đợt 2), hạn cuối là ngày 6/4/2022. Quá thời hạn này, các doanh nghiệp trúng đấu giá chưa nộp đủ tiền theo thông báo thuế thì phải nộp tiền chậm nộp đối với số tiền chưa nộp.

Mặc dù quy định là vậy nhưng đến thời điểm này, đã hết thời hạn thanh toán đợt 1 nhưng cơ quan thuế vẫn chưa nhận được 50% tiền sử dụng đất và lệ phí trước bạ của các doanh nghiệp trúng đấu giá.

Vì sao các doanh nghiệp trúng đấu giá đất Thủ Thiêm chây ì nộp tiền? ảnh 1
Các doanh nghiệp trúng đấu giá thường xuyên chây ì trong việc thực hiện nghĩa vụ tài chính bởi các quy định hiện hành về xử lý vi phạm khá nhẹ.

Trao đổi với phóng viên Ngày Nay chiều 8/2/2022, ông Thái Minh Giao – Cục phó Cục thuế TP cho biết: “Đến thời điểm hiện tại thì họ (các doanh nghiệp trúng đấu giá – PV) vẫn chưa đóng tiền. Cơ quan thuế đã có thông báo, nếu quá thời hạn mà các doanh nghiệp chưa nộp hoặc nộp chưa đủ tiền mua tài sản thì phải nộp phạt tiền chậm nộp”.

Ngoài Công ty TNHH Đầu tư Bất Động Sản Ngôi Sao Việt đã có văn bản xin bỏ cọc, đơn phương chấm dứt hợp đồng và mới đây là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển và Thương mại Bình Minh cũng đã có động thái tương tự (hiện cả hai đang được các cơ quan chức năng của TP xem xét), thì hai công ty còn lại là Công ty Cổ phần Sheen Mega và Công ty Cổ phần Dream Republic vẫn chưa chịu nộp tiền.

Một chuyên gia trong lĩnh vực đấu giá cho rằng, chính vì các quy định hiện hành chỉ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đối với hành vi nộp chậm hoặc nộp chưa đủ tiền mua tài sản khi hết thời hạn nên các doanh nghiệp trúng đấu giá thường vi phạm quy định, kéo dài thời gian trong việc thực hiện nghĩa vụ tài chính. Bên cạnh đó, mức xử phạt được tính bằng cách lấy số ngày chậm nộp nhân với 0,03% lãi mỗi ngày cũng không đủ sức răn đe.

Việc này cũng đã từng xảy ra trong quá khứ khi Tập đoàn Tân Hoàng Minh bị xử phạt số tiền nộp chậm hơn 263 tỷ đồng sau khi trúng đấu giá lô đất vàng 23 Lê Duẩn (TP.HCM) nhưng chây ì không chịu nộp tiền cho tận 2 năm sau.

Theo quy định, đơn vị trúng đấu giá sẽ bị hủy quyết định công nhận kết quả nếu không nộp đủ tiền mua tài sản khi quá 180 ngày kể từ ngày cơ quan thuế ra thông báo (tức ngày 6/7/2022). Và số tiền đặt cọc ban đầu sẽ được nộp vào ngân sách nhà nước.

Theo quy chế đấu giá, các doanh nghiệp tham gia đấu giá phải nộp trước số tiền tương ứng 20% so với giá khởi điểm tài sản đấu giá. Theo đó:

1/ Công ty TNHH Đầu tư BĐS Ngôi Sao Việt phải nộp trước số tiền hơn 588 tỷ đồng.

2/ Công ty TNHH Đầu tư và Kinh doanh thương mại Bình Minh phải nộp trước số tiền hơn 145 tỷ đồng.

3/ Công ty Cổ phần Sheen Mega phải nộp trước số tiền hơn 203 tỷ đồng.

4/ Công ty Cổ phần Dream Republic phải nộp trước số tiền hơn 115 tỷ đồng.

Cùng chuyên mục

“Đòn bẩy” và “cơ hội vàng” dành cho bất động sản 2024
Các chuyên gia về tài chính đánh giá: 2024 sẽ là năm “bản lề” giúp thị trường bất động sản Việt Nam khởi sắc. Những khó khăn đang từng bước được tháo gỡ nhờ vào chính sách hỗ trợ, chính sách tài khóa cùng nhiều yếu tố khác tạo môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư.
Sẽ tiếp tục có chính sách tín dụng hỗ trợ nhà ở
Theo Bộ Xây dựng, thời gian tới, Bộ sẽ tiếp tục phối hợp với Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Chính sách xã hội trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chính sách hỗ trợ tín dụng cho các đối tượng chính sách xã hội (trong đó có các đối tượng là người có công với cách mạng để mua, thuê mua, tự xây dựng nhà ở của mình), phù hợp với điều kiện kinh tế của đất nước trong từng thời kỳ.
Người mua căn hộ chung cư mi ni cần nên tránh
Hiện nay, chung cư mini được xem là giải pháp tối ưu được nhiều người dân lựa chọn khi tìm nhà ở. Thế nhưng người mua có thể gặp những rủi ro khi mua chung cư mini khi chưa tìm hiểu rõ về loại hình nhà ở này.
Vì sao nhà ở xã hội vẫn chưa phát triển mạnh?
Theo Bộ trưởng Bộ Xây dựng, thủ tục rườm rà, ngân sách chưa bố trí đủ vốn ưu đãi... là những nguyên nhân chính khiến nhà ở xã hội chưa phát triển mạnh dù nhu cầu của người dân rất cao.

Tin mới

“Mang tinh hoa Việt ra toàn cầu”, Nệm Thuần Việt sẵn sàng chinh phục Amazon
Nệm Thuần Việt, với tầm nhìn vươn ra quốc tế, đã chọn Amazon làm bệ phóng để chinh phục thị trường toàn cầu. Bắt đầu từ một doanh nghiệp nhỏ vào năm 2018, thương hiệu đã không ngừng phát triển và khẳng định vị thế tại Việt Nam. Với chất lượng đạt chuẩn quốc tế, Nệm Thuần Việt quyết tâm đưa sản phẩm nệm cao su thiên nhiên đến với người tiêu dùng toàn cầu, hướng tới mục tiêu trở thành nhà cung cấp nệm hàng đầu.
Cảnh giác thủ đoạn giả mạo tổ chức nước ngoài để tổ chức thi cấp chứng chỉ tiếng Anh quốc tế
Thời gian gần đây, cơ quan chức năng đã phát hiện và cảnh báo về một thủ đoạn lừa đảo tinh vi, lợi dụng nhu cầu cấp chứng chỉ tiếng Anh của nhiều người để tổ chức các kỳ thi giả mạo, chiếm đoạt tài sản. Bộ Nội vụ vừa có công văn gửi các cơ quan, bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố, yêu cầu kiểm tra, rà soát hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức liên quan đến việc sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ không hợp pháp.