Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ hai, 14/03/2022 09:04 (GMT+7)

Vì sao không nên tự ý sử dụng thuốc trong quá trình điều trị Covid-19?

HCDC khuyến cáo, việc tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc mà không theo chỉ định của bác sĩ trong điều trị COVID-19 đều có thể dẫn đến hậu quả khó lường.

Mới đây, HCDC (Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM) đã đưa ra những khuyến cáo về thuốc điều trị COVID-19. Cụ thể, Molnupiravir là thuốc điều trị COVID-19 được bán ở khắp các hiệu thuốc trên toàn quốc. Theo quy định thì Molnupiravir là thuốc bán theo đơn, được mua khi có toa thuốc từ bác sĩ.

Trong khi đó, một loại thuốc khác (thuốc Ivermectin 6mg) có thể dễ dàng tìm mua và đang có nhiều đồn đoán cho rằng nó có hiệu quả trong điều trị COVID-19. Điều này, dẫn đến tình trạng tự ý mua thuốc Ivermectin sử dụng để điều trị COVID-19 và gây ra những hệ quả khó lường.

Vì sao không nên tự ý sử dụng thuốc trong quá trình điều trị Covid-19?

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Ivermectin là một chất chống ký sinh trùng phổ rộng, có trong danh mục các thuốc thiết yếu của WHO dùng để điều trị cho một số bệnh ký sinh trùng.

Thuốc Ivermectin được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm trùng do một số loài giun ký sinh như giun kim, giun tóc, giun đũa, chấy rận hoặc các bệnh về da như bệnh trứng cá đỏ.

Hiện nay, không có bằng chứng về hiệu quả của việc sử dụng thuốc Ivermectin trong điều trị COVID-19. Cho đến khi có thêm dữ liệu, WHO khuyến cáo rằng thuốc Ivermectin chỉ được sử dụng trong các thử nghiệm lâm sàng. Khuyến nghị này áp dụng cho tất cả bệnh nhân COVID-19 ở bất kỳ mức độ nào của bệnh.

Do đó, việc tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc mà không theo chỉ định của bác sĩ trong điều trị COVID-19 đều có thể dẫn đến hậu quả khó lường. Thuốc là hoạt chất tác động lên cơ thể con người. Việc sử dụng bất kỳ loại thuốc nào đều có khả năng dẫn đến các tác dụng phụ không mong muốn, đặc biệt là các loại thuốc trôi nổi, không rõ nguồn gốc và xuất xứ.

Cùng chuyên mục

Bệnh lao trẻ em: Hiểu đúng để điều trị sớm
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính, số trẻ mắc lao chiếm từ 10-12% tổng số bệnh nhân lao mới và lao tái phát hằng năm. Tại Việt Nam, ước tính mỗi năm có khoảng 10,6 triệu ca mắc lao mới trong đó có 1,2 triệu ca ở trẻ em dưới 15 tuổi và khoảng 13.000 trẻ em mắc lao các thể cần điều trị.
Bộ Y tế tiếp tục cấp mới, gia hạn giấy đăng ký lưu hành hơn 1.000 loại thuốc
Cục Quản lý Dược vừa có quyết định ban hành danh mục 881 thuốc sản xuất trong nước được gia hạn giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam, bao gồm 595 thuốc sản xuất trong nước được gia hạn giấy đăng ký lưu hành trong thời gian 5 năm và 285 thuốc sản xuất trong nước được gia hạn giấy đăng ký lưu hành trong thời gian 3 năm.
Các mức độ men gan tăng cao cần biết
Men gan tăng cao thường là dấu hiệu của tổn thương tế bào gan, có thể xảy ra với nhiều bệnh lí có mức độ nghiêm trọng khác nhau. Vậy các mức độ men gan tăng nguy hiểm như thế nào?...

Tin mới

Đề xuất sửa đổi quy định về thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp
Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để xét hưởng bảo hiểm thất nghiệp là tổng các khoảng thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục hoặc không liên tục được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng bảo hiểm thất nghiệp cho đến khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc hoặc chấm dứt làm việc đối với đối tượng quy định tại điểm d khoản 1 Điều 97 dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) theo quy định của pháp luật mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Lưu ý đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024 với thí sinh tự do
Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ ngày 2/5 đến 17 giờ ngày 10/5, các thí sinh sẽ chính thức đăng ký dự thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024. Trong đó, thí sinh tự do sẽ đăng ký dự thi trực tiếp, không phải trực tuyến như học sinh đang học lớp 12; địa điểm đăng ký dự thi do Sở Giáo dục và Đào tạo quy định.