Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Chủ nhật, 22/09/2024 17:36 (GMT+7)

Việt Nam đã có vắc xin sốt xuất huyết do VNVC triển khai

Ngày 20/9/2024, Hệ thống tiêm chủng VNVC chính thức ra mắt và triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết của Takeda, Nhật Bản cho trẻ em từ 4 tuổi và người lớn tại gần 200 trung tâm hiện đại trên toàn quốc.

Ngày 20/9/2024, Hệ thống tiêm chủng VNVC chính thức ra mắt và triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết của Takeda, Nhật Bản cho trẻ em từ 4 tuổi và người lớn tại gần 200 trung tâm hiện đại trên toàn quốc.

Theo BS Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa VNVC, vắc xin sốt xuất huyết của Takeda, Nhật Bản được Bộ Y tế phê duyệt vào tháng 5/2024. Vắc xin sốt xuất huyết của Takeda (Nhật Bản) được đưa vào sử dụng lần đầu tiên trên thế giới từ 2018, phòng cả 4 tuýp virus sốt xuất huyết gây bệnh (DEN-1, DEN-2, DEN-3, DEN-4). Hiệu quả bảo vệ lên đến hơn 80% và ngăn ngừa nguy cơ nhập viện lên đến 90%. Đặc biệt, vắc xin có hiệu quả phòng tái nhiễm cho người từng mắc sốt xuất huyết.

11q-1727001189.jpg

VNVC chính thức ra mắt và triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết của Takeda, Nhật Bản.

Vắc xin sốt xuất huyết có lịch tiêm 2 mũi cách nhau 3 tháng, có thể tiêm đồng thời với nhiều vắc xin khác tùy chủng loại. Phụ nữ nên hoàn thành lịch tiêm vắc xin tốt nhất trước 3 tháng và ít nhất 1 tháng trước khi mang thai.

PGS Trần Đắc Phu, Nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), cho biết, Việt Nam hiện đang lưu hành cả 4 tuýp virus Dengue gây bệnh sốt xuất huyết, trong đó chủ yếu là DEN-1, DEN-2. Tuýp DEN-2 thường liên quan đến các trường hợp mắc sốt xuất huyết nghiêm trọng và gây dịch, cũng như là nguyên nhân lớn dẫn đến các ca tử vong liên quan đến sốt xuất huyết.

Theo ThS.BS Lê Hồng Nga, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC), những năm gần đây dịch tễ sốt xuất huyết đã thay đổi, không còn phát triển theo chu kỳ mà tăng đều hằng năm, đặc biệt thời điểm cuối năm. Việt Nam hằng năm có khoảng 200.000 ca mắc và hàng chục ca tử vong.

“Việc triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam giúp ngành y tế dự phòng và người dân có thêm vũ khí phòng dịch bệnh sốt xuất huyết”, ThS.BS Hồng Nga đánh giá và lưu ý người dân vẫn cần duy trì các biện pháp phòng chống dịch khác như dọn dẹp vệ sinh môi trường sống để diệt muỗi, ngủ mùng… bên cạnh tiêm vắc xin để kiểm soát dịch hiệu quả và bền vững.

22-1727001222.jpg

Việc triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam giúp ngành y tế dự phòng và người dân có thêm vũ khí phòng dịch bệnh sốt xuất huyết.

TS.BS Nguyễn Minh Tuấn, Trưởng khoa Sốt xuất huyết, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) cho biết, ở trẻ em, sốt xuất huyết có nhiều nguy cơ diễn tiến nặng như sốt, trụy tim mạch hoặc xuất huyết ồ ạt... và tỷ lệ tử vong cao do thường dễ nhầm lẫn các dấu hiệu ban đầu với nhiều bệnh lý khác. Trẻ mắc sốt xuất huyết nặng có thể dẫn đến suy các cơ quan nội tạng, tổn thương gan nặng, phải điều trị hồi sức tích cực, thở máy, lọc máu, thay huyết tương rất phức tạp. Chi phí điều trị một ca mắc sốt xuất huyết nặng có thể lên đến hàng trăm triệu đồng.

Theo dữ liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nếu trước đây, giai đoạn 1980 - 2018, Việt Nam thường ghi nhận đỉnh dịch mỗi 10 năm, riêng giai đoạn 2019 - 2023, Việt Nam đã trải qua tới 2 đợt đỉnh dịch vào năm 2019 và năm 2022. Riêng năm 2022, cả nước có hơn 367.000 ca mắc, đứng thứ 2 toàn cầu, chỉ sau Brazil.

Sốt xuất huyết diễn biến khó lường và phức tạp, có thể gặp ở cả trẻ em và người lớn. Trong đó, các đối tượng có nguy cơ trở nặng cao hơn là trẻ em, phụ nữ có thai, người mắc các bệnh mãn tính, béo phì… Nếu không được cấp cứu kịp thời, người bệnh có thể gặp các biến chứng nguy hiểm do sốt xuất huyết như tụt huyết áp, suy tim, suy thận, sốc mất máu, suy đa tạng, xuất huyết não, hôn mê… Với phụ nữ mang thai, sốt xuất huyết có thể gây suy thai, sinh non, thai chết lưu. Người mẹ có thể bị chảy máu khó cầm, tiền sản giật, tổn thương chức năng gan, thận, chảy máu kéo dài khi chuyển dạ gây nguy hiểm tính mạng.

Cùng chuyên mục

TP Hồ Chí Minh đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng vaccine phòng bệnh sởi
Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh đang tiếp tục đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng vaccine cho trẻ từ 1-10 tuổi chưa tiêm đủ mũi vaccine để sớm kiểm soát dịch sởi trong tháng 9 và công bố hết dịch vào giữa tháng 10/2024. Tăng độ phủ vaccine nhanh nhất là chìa khóa tối ưu để kiểm soát dịch sởi.

Tin mới

Triệt phá đường dây “Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức”, bắt 4 đối tượng
Ngày 22/9, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an Thành phố Hồ Chí Minh đã ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, quyết định tạm giữ và lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp đối với nhiều đối tượng về hành vi “Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức” quy định tại điều 341 Bộ luật hình sự năm 2015.