Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ năm, 27/07/2023 12:28 (GMT+7)

Vụ "chuyến bay giải cứu": Số tiền các bị cáo khắc phục sẽ được xử lý thế nào?

Luật sư cho biết, đối với những công dân về nước đã nộp tiền cho các đơn vị tổ chức chuyến bay thì đây là quan hệ dân sự, thủ tục khởi kiện vụ án dân sự sẽ được thực hiện khi vụ án này kết thúc...

Vụ "chuyến bay giải cứu": Số tiền các bị cáo khắc phục sẽ được xử lý thế nào?
Ảnh minh họa.

Chiều 28/7, Hội đồng xét xử sẽ tuyên án 54 bị cáo trong vụ án "chuyến bay giải cứu".

Trong quá trình điều tra và xét xử vụ án "chuyến bay giải cứu", tính đến nay các bị cáo cùng gia đình đã nộp tiền khắc phục hậu quả khoảng 135 tỉ đồng và 1,85 triệu USD. Trong đó, nhóm bị cáo nhận hối lộ đã nộp lại gần 97 tỉ đồng.

Đáng chú ý, trong thời gian Hội đồng xét xử phiên tòa "chuyến bay giải cứu" nghị án, ngày 24/7, gia đình của bị cáo Phạm Trung Kiên (cựu Thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế) đã nộp thêm 07 tỉ đồng để khắc phục hậu quả vụ án, nâng tổng số tiền khắc phục của bị cáo Kiên lên 42 tỉ đồng trên tổng số hơn 42,6 tỉ đồng mà Viện Kiểm sát cáo buộc bị cáo Kiên đã nhận hối lộ.

Theo Luật sư Trần Xuân Tiền, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội cho biết, số tiền hối lộ các bị cáo nộp khắc phục hậu quả được xác định là vật chứng trong vụ án hình sự. Theo quy định tại điểm b, khoản 2, Điều 106, Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 thì “vật chứng là tiền bạc hoặc tài sản do phạm tội mà có thì bị tịch thu, nộp ngân sách Nhà nước”.

Trong trường hợp này, tất cả số tiền đưa hối lộ, số tiền gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân, tiền do phạm tội mà có thì sẽ bị tịch thu, sung công quỹ Nhà nước theo quy định về xử lý vật chứng trong vụ án hình sự theo quy định trên. Tiền khắc phục hậu quả phải nộp vào tài khoản tại kho bạc Nhà nước của cơ quan thi hành án dân sự. Sau khi nhận biên lai, tình tiết này sẽ được viện kiểm sát hoặc tòa ghi nhận, tương ứng trong cáo trạng hoặc bản án.

Đối với những công dân về nước đã nộp tiền cho các đơn vị tổ chức chuyến bay thì đây là quan hệ dân sự. Theo đó, người dân có căn cứ chứng minh họ bị lừa dối, bị ép buộc và số tiền toàn bộ hoặc một phần trả lãi theo quy định của pháp luật. Còn nếu giá cả giữa hai bên là thỏa thuận, mặc dù có thể giá cao hơn rất nhiều lần so với giá gốc nhưng người dân không bị ép buộc thì rất khó có căn cứ để đòi lại số tiền đó, thủ tục khởi kiện vụ án dân sự sẽ được thực hiện khi vụ án này kết thúc.

Cùng chuyên mục

Xét xử phúc thẩm vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 1: VKS đề nghị y án tử hình đối với bị cáo Trương Mỹ Lan
Ngày 15/11, Tòa án nhân dân Cấp cao tại TP. Hồ Chí Minh tiếp tục phiên tòa xét xử phúc thẩm giai đoạn 1 vụ án xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (Ngân hàng SCB) với phần tranh luận. Đại diện Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) Cấp cao tại TP. Hồ Chí Minh phát biểu quan điểm luận tội và đề nghị mức án đối với các bị cáo.
Bí mật bên trong ổ “dùng người Việt lừa người Việt” tại Campuchia
Các ông chủ người Trung Quốc thuê những toà nhà trong khu đô thị thu nhỏ giữa rừng ở Campuchia, sát biên giới Thái Lan làm căn cứ. Dưới trướng có nhiều người Việt quản lý, tiến hành tuyển lao động phổ thông đưa sang Campuchia, lừa gia nhập đường dây lừa đảo công nghệ cao mà thị trường hướng đến là cộng đồng người Việt sinh sống ở nước ngoài, nhất là các quốc gia có đồng tiền giá trị cao như Mỹ, Úc, Canada….

Tin mới