Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Chủ nhật, 15/09/2019 01:23 (GMT+7)

Vụ CJ Vina Agri: Có hay không 'hệ thống' ăn chặn tiền chiết khấu khách hàng?

Liên quan đến vụ ăn chặn tiền chiết khấu lên đến hơn 10 tỷ đồng của khách hàng, tất cả các nạn nhân đều bị nhân viên kinh doanh của Công ty Cj Vina Agri sử dụng những hình thức ăn chặn và thỏa thuận gần giống nhau.

Trong đó, phải kể đến sự việc vì sao những nhân viên này khi bị phát giác liền tức tốc tới gặp những khách hàng để thỏa thuận “bồi thường”, trong khi phía công ty lại có những kết luận bao biện vô lý cho những hành vi bất minh trên của nhân viên.

Tiền chiết khấu chỉ được nhận một nửa

Từ những thông tin mà báo Kinh doanh và Pháp luật đã đăng tải liên quan đến việc nhân viên kinh doanh của Công ty TNHH Cj Vina Agri (Công ty Cj Vina Agri) là ông Trần Quế Vinh đã đến tận nhà bà Lê Thị Phỉ “cầu xin” thương lượng trả lại và xin miễn giảm một phần tiền chiết khấu với phương thức trả dần đến hết ngày 20/8/2019 là 3,5 tỷ đồng. Tại nhà bà Phỉ, ông Vinh đã tự nhận lỗi lầm của mình và xin được khắc phục để chuộc lỗi nên bà Phỉ đã cho ông Vinh viết giấy ghi nợ với số tiền trên. Tuy nhiên, trái ngược với đó, phía Công ty Cj Vina Agri lại có hành vi phúc đáp theo hướng “bao che, biện hộ” cho hành động sai trái cho nhân viên của mình.

Bà Trịnh Thị Thủy trình bày tại Cơ quan đại diện phía Nam - Báo Kinh doanh và Pháp luật.

Gần đây, Báo Kinh doanh và Pháp luật tiếp tục nhận được đơn thư phản ánh từ những khách hàng của Công ty Cj Vina Agri về những hành động như trên của Nhân viên công ty này. Theo đó, ông Đặng Hoài Bảo cùng vợ là Trịnh Thị Thủy (đại lý Đặng Hoài Bão) và ông Bùi Chí Cường cùng vợ là Phạm Thị Thuỳ Dung (đại lý Bùi Chí Cường) đã có đơn cầu cứu với nội dung về hình thức ăn chặn tiền chiết khấu không khác như đại lý Thủy Đời mà Báo đã phản ánh trước đó.

Ông Bùi Chí Cường (Đại lý Bùi Chí Cường).

Theo hai đại lý này thì người đứng ra giao dịch trực tiếp với các đại lý là ông Nguyễn Thanh Tùng, nhân viên kinh doanh của Công ty CJ Vina Agri. Vào tháng 3/2019, vợ chồng bà Thủy đã phát hiện ra bảng quy định về số tiền chiết khấu cho đại lý được gửi từ trụ sở công ty ở Long An về tới chi nhánh Đồng Nai đã bị chỉnh sửa lại nhằm chiếm đoạt một khoản tiền rất lớn từ đại lý. Đến ngày 31/5, bà Thủy về tận trụ sở công ty thì được phòng kế toán của công ty này trích xuất các chứng từ chiết khấu chi tiết của mã code Đặng Hoài Bảo từ năm 2012 cho đến nay, số liệu trích xuất vượt xa một nửa số tiền mà bà thực lãnh từ trước đến nay với số tiền lên đến gần 10 tỷ đồng.

Cũng như cũ, sau khi sự việc phát giác thì nhân viên kinh doanh tên Tùng đã về tận bà Thủy để làm việc với nội dung: Ông Tùng giải thích số tiền trên là của ông Tùng. Trong khi số tiền bà Thủy thực lãnh theo hóa đơn như sau: Năm 2014, bà Thuỷ được nhận 1.690.837.074; năm 2015 là 3.290.519.072; năm 2016 là 5.076.771.270; năm 2017 là 2.176.055.815; năm 2018 được nhận 3.524.026.905; năm 2019 được nhận 594.765.750.

Ngoài ra, theo đơn của bà Thủy thì “Trong thời gian mua bán với Chi nhánh Cj Vina Agri Đồng Nai, tôi có nợ một số tiền của Cj Vina Agri Đồng Nai. Để trả số tiền nợ này, tôi có thực hiện cấn trừ vào chiết khấu hàng tháng. Theo như những bản chiết khấu hàng tháng thì tôi không còn nợ Cj Agri nữa. Nhưng với sự việc rút bớt tiền trong chiết khấu nên tôi chưa trả hết cho Cj Agri Đồng Nai”.

Có hay không “hệ thống” ăn chặn tiền chiết khấu khách hàng?

Cũng cùng một hình thức như nhau về việc ăn chặn tiền chiết khấu của 3 đại lý trên, câu hỏi mà độc giả đặt ra là: Liệu sự việc ăn chặn tiền chiết khấu trên có “hệ thống” không?

Trong khi theo Văn bản số 297/CV-CJVN về việc trả lời khiếu nại chiết khấu của Code Nguyễn Thị Yến Linh thì phía Công ty CJ Vina Agri lại cho rằng: Việc trả thêm tiền chiết khấu của bà Phỉ là hoàn toàn không có cơ sở pháp lý vì công ty không ký cam kết chiết khấu với bà, do đó bà không thể yêu cầu Công ty CJ hoặc nhân viên công ty phải trả thêm chiết khấu cho bà. Ngoài ra sự việc thương lượng trả và xin miễn giảm một phần tiền chiết khấu của ông Vinh là do sự an toàn của bản thân và sợ bà Phỉ đến công ty gây chuyện nên mới ký vào văn bản ghi theo lời nói và sự đe dọa của người thân bà Phỉ. Do đó, giấy xác nhận ngày 4/6/2019 giữa ông Vinh và bà Phỉ là không có giá trị pháp lý.

Ngoài ra trong văn bản trên còn có nội dung xem ra vừa đe dọa, vừa "mơn trớn" và yêu cầu bà Phỉ dừng việc tố cáo các hành vi vi phạm của doanh nghiệp này. Văn bản này viết: "Công ty CJ luôn luôn tôn trọng khách hàng, tuy nhiên đối với khách hàng có hành vi gây thiệt hại cho công ty thì công ty chúng tôi sẽ có những biện pháp tự vệ đáp trả thích đáng với những thiệt hại về thương hiệu, thị trường,... do các bài báo vừa qua gây ra và trên cơ sở quy định của pháp luật. Công ty CJ thấy rằng, khi công ty khởi kiện yêu cầu bà cùng các tờ báo phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại thì bà sẽ là người chịu trách nhiệm bồi thường chính trong vụ việc này. Một lần nữa Công ty CJ yêu cầu bà dừng lại kịp thời để tránh những thiệt hại có thể xảy ra, rất mong có sự hợp tác của bà".

Nhắc lại về vấn đề của ông Bùi chí Cường (Đại lý Bùi Chí Cường), sau khi ông Cường về trụ sở Công ty CJ Vina Agri tại Long An và trích xuất các hóa đơn chiết khấu thì mới tá hỏa ra là các sản phẩm của mình nhận được chiết khấu chứ không như phía nhân viên kinh doanh xác nhận là không hề có chiết khấu. Và từ những giấy tờ chiết khấu mà ông Cường lấy được từ trụ sở Công ty CJ Vina Agri, ông đã cộng lại thì được biết số tiền ông được chiết khấu lên đến 2.938.394.900, trong khi trên thực tế ông không hề được nhận một đồng nào, nhưng trong hóa đơn trích xuất lại có.

Sau khi vụ việc phát giác, vào ngày 3/6, ông Nguyễn Thanh Tùng, nhân viên kinh doanh cùng với hai người khác thuộc Công ty CJ Vina Agri đã tới gia đình ông Cường và thương lượng với nội dung ghi lại số nợ 650.000.000 là phần trả thêm sản lượng và chiết khấu.

Giấy ghi nợ được ông Cường cho biết do chính ông Nguyễn Thanh Tùng, nhân viên kinh doanh của Công ty CJ Vina Agri viết.

Vậy câu hỏi đặt ra là: Vì sao cũng như trường hợp bà Phỉ, nếu không có gì uẩn khúc, mập mờ trong số tiền chiết khấu trên, thì cớ sao ông Tùng cùng hai người “lạ mặt” của Công ty CJ Vina Agri lại cùng một “chiêu trò” thương lượng như trên? Và trong Công ty Cj Vina Agri, có hay không “hệ thống” ăn chặn tiền chiết khấu khách hàng?

Để trả lời câu hỏi này, Ban Biên tập báo Kinh doanh và Pháp luật sẽ tiếp tục cử phóng viên phối hợp với các cơ quan bảo vệ pháp luật tỉnh Đồng Nai và Long An để làm rõ nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của người dân.

Cùng chuyên mục

Hợp đồng giả cách và cảnh báo người dân cần biết
Do thiếu những hiểu biết cần thiết để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, nhiều người dân lỡ ký hợp đồng giả cách đã gặp những rắc rối phát sinh khi xảy ra tranh chấp, dẫn đến rủi ro mất tài sản.
Công ty Matexim Hải Phòng - Animex: Cần bảo đảm lợi ích hợp pháp của người cao tuổi khi thực hiện dự án
Bà con Nhân dân (phần lớn là người cao tuổi) sống ở khu tập thể 7B (nay là số 20) đường Trần Phú có “Đơn kêu cứu” về việc 16 hộ gia đình đang quản lí, sử dụng nhà đất hợp pháp từ những năm 1988 đến nay. Tuy nhiên, ngày 10/8/2023, Công ty Matexim Hải Phòng - Animex tổ chức ngăn rào chắn tôn cản trở cuộc sống và sinh hoạt của người dân…
Huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định: Cần xử lí nghiêm hành vi quan hệ bất chính của Chủ tịch UBND xã Nghĩa Bình
Bà Ngô Thị Đào, 74 tuổi, ở thôn Thiên Bình, xã Nghĩa Bình, huyện Nghĩa Hưng tố cáo: Ông Bùi Văn Đạt, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Nghĩa Bình đã có vợ con nhưng có hành vi quan hệ bất chính với con dâu bà là chị Lưu Thị T, đảng viên, công chức Văn phòng HĐND và UBND xã Nghĩa Bình...
Đại Hiệp - Đại Lộc - Quảng Nam: Một hộ dân không được cấp giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất vì sai sót của UBND xã?
Vừa qua tòa soạn nhận được phản ảnh của đại diện hộ gia đình ông Nguyễn Đình Tiến ở tại thôn Tích Phú, xã Đại Hiệp, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam phản ảnh việc hộ ông bị ảnh hưởng và thiệt hại do không được cấp sổ đỏ vì sai sót trong quá trình cập nhật sổ địa chính từ năm 1998 của xã Đại Hiệp . Được biết thửa đất của gia đình ông đã làm nhà ở và sử dụng ổn định , không có tranh chấp từ năm 1995 cho đến nay. Thửa đất có số thửa 723 tờ bản đồ số 2 diện tích 920 m2.
Nha khoa Miley Luxury đối mặt với các cáo buộc về việc cấy ghép Implant răng không được chứng nhận
Khách hàng được Nha khoa Miley Luxury tư vấn nhổ cùng lúc 20 chiếc răng và trồng 12 trụ Implant nhãn hiệu Alphadent của Đức nhưng khi yêu cầu cung cấp hồ sơ, chứng từ liên quan thì lại “bỏ ngõ”. Nghi ngờ các trụ Implant do phòng khám sử dụng không rõ nguồn gốc xuất xứ nên người nhà bệnh nhân đã làm đơn tố cáo đến cơ quan chức năng.

Tin mới

Shark Bình: Từ 2 triệu tiền viết phần mềm thuê, mua máy tính nhờ tiền bán đất đến 'cá mập' Shark Tank
Bà Phạm Thị Kim Hòa, mẹ của Shark Bình, chia sẻ rằng niềm đam mê công nghệ thông tin của con trai bà đã được bộc lộ từ khi còn học phổ thông. Khi ấy, để con trai có thể theo đuổi đam mê, bà đã không ngần ngại bán đi hai mảnh đất để mua cho Bình chiếc máy tính đầu tiên.