Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ sáu, 06/09/2019 14:12 (GMT+7)

Vụ ăn chặn tiền chiết khấu của đại lý ở CJ Vina Agri: Sự thật nằm ở đâu?

Ông Trần Quế Vinh - Giám đốc kinh doanh khu vực của Công ty CJ Vina Agri từng đến nhà bà Lê Thị Phỉ để “thú tội” và xin thương lượng để trả tiền ăn chặn cho gia đình bà Phỉ, nhưng đến nay vẫn chưa trả.

Về việc “Thông báo chiết khấu hàng tháng” do chính Công ty TNHH CJ Vina Agri (Công ty CJ Vina Agri) đặt tại Quốc lộ I, xã Mỹ Yên, huyện Bến Lức, tỉnh Long An phát hành đã không hề tới tay bà Lê Thị Phỉ, đáng ra phía Công ty CJ Vina Agri, doanh nghiệp này phải có động thái để làm rõ nhằm tạo niềm tin cho người dân, nhưng không, thay vào đó họ đã có Văn bản số 297/CV-CJVN phúc đáp cho bà Phỉ với những thông tin biện minh nhằm che đậy những sai phạm. Văn bản trên chẳng khác gì như việc "đổ thêm dầu vào lửa", càng gây bức xúc cho các đại lý của công ty. 

Bà Lê Thị Phỉ tại buổi tiếp xúc với Ban Biên tập báo trong khuôn viên Nhà khách T78 TP. Hồ Chí Minh.

Theo Văn bản số 297/CV-CJVN về việc trả lời khiếu nại chiết khấu của code Nguyễn Thị Yến Linh thì thì phía Công ty CJ Vina Agri lại cho rằng: Việc trả thêm tiền chiết khấu của bà Phỉ là hoàn toàn không có cơ sở pháp lý vì công ty không ký cam kết chiết khấu với bà thì bà không thể yêu cầu Công ty CJ hoặc nhân viên công ty phải trả thêm chiết khấu cho bà.

Ngoài ra sự việc thương lượng trả và xin miễn giảm một phần tiền chiết khấu của ông Trần Quế Vinh có mục đích để đảm bảo sự an toàn của bản thân và sợ bà Phỉ đến công ty gây chuyện nên mới ký vào văn bản ghi theo lời nói và sự đe dọa của người thân bà Phỉ. Do đó, giấy xác nhận ngày 4/6/2019 giữa ông Vinh và bà Phỉ là không có giá trị pháp lý.

Ngoài ra trong văn bản trên còn có nội dung xem ra vừa dung dọa vừa mơn chớn và yêu cầu bà Phỉ dừng lại việc tố cáo các hành vi vi phạm của doanh nghiệp này. Văn bản này viết: Công ty CJ luôn luôn tôn trọng khách hàng, tuy nhiên đối với khách hàng có hành vi gây thiệt hại cho công ty thì công ty chúng tôi sẽ có những biện pháp tự vệ đáp trả thích đáng với những thiệt hại về thương hiệu, thị trường,... do các bài báo vừa qua gây ra và trên cơ sở quy định của pháp luật, Công ty CJ thấy rằng Công ty khởi kiện yêu cầu bà cùng các tờ báo phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại thì bà sẽ là người chịu trách nhiệm bồi thường chính trong vụ việc này.

Một lần nữa Công ty CJ yêu cầu bà dừng lại kịp thời để tránh những thiệt hại có thể xảy ra, rất mong có sự hợp tác của bà. Vậy đâu là sự thật? Nhóm PV tiếp tục cuộc hành trình để làm rõ sự thật của vụ việc này.

Ông Trần Quế Vinh (người đứng bên trái), Giám đốc kinh doanh khu vực đến nhà bà Lê Thị Phỉ để “thú tội” và xin thương lượng để trả tiền ăn chặn cho gia đình bà Phỉ, nhưng đến nay vẫn chưa trả.

Không ký cam kết chiết khấu thì bà không thể yêu cầu chi trả

Tại cuộc tiếp xúc với Lãnh đạo báo vào chiều ngày 28/7/2019; tại khuôn viên Nhà khách T78 TP.HCM, bà Phỉ bức xúc: "Tôi là một trong những khách hàng lớn của công ty, trong khi “tùy từng thời điểm mà nhân viên kinh doanh đề nghị Công ty CJ hỗ trợ thêm chính sách; công nợ, chiết khấu”. Như thế thì tiền chiết khấu và công nợ trên chỉ có công ty và nhân viên kinh doanh biết đến chứ khách hàng đâu có biết, như vậy chẳng khác gì về phần chiết khấu công ty tự cho rằng “công ty cho thì lấy mà không cho thì không được lấy”, lời giải thích trên của công ty liệu có thỏa đáng không?

Văn bản của công ty có nội dung: Sau khi rà soát lại số liệu, chứng từ giao dịch cùng với giải trình của nhân viên kinh doanh là ông Trần Quế Vinh, Công ty có kết luận sau: Code Bùi Đức Tuấn được mở từ ngày 19/12/2012 và code Nguyễn Thị Yến Linh được đổi từ code Bùi Đức Tuấn từ ngày 10/2/2017. Nhưng bà Phỉ lại khẳng định rằng: Bà lấy code Bùi Đức Tuấn từ ngày 1/11/2016 (chia hàng trong code Bùi Đức Tuấn) đến ngày 31/1/2017 để được hưởng giá ưu đãi của code Bùi Đức Tuấn, và việc đổi tên code Bùi Đức Tuấn sang code Nguyễn Thị Yến Linh là do bà Phỉ yêu cầu để tiếp tục hưởng chính sách ưu đãi đã có từ code của Bùi Đức Tuấn.

Cũng theo công ty này thì code Nguyễn Thị Yến Linh mua hàng của công ty là mua bằng tiền mặt, mang tính “mua đứt đoạn” và tùy từng thời điểm nhân viên kinh doanh đề nghị Công ty CJ hỗ trợ thêm chính sách; công nợ, chiết khấu để khuyến khích khách hàng mua hàng với số lượng lớn.

Trong giai đoạn từ 10/02 đến 06/2019 có nhiều người cùng mua hàng trong code Nguyễn Thị Yến Linh, trong đó có bà Phỉ mua hàng với số tiền lên đến gần 11 tỷ đồng với số tiền chiết khấu lên đến 1,626,810,489 đồng (một tỷ sáu trăm hai mươi sáu triệu đồng).

Tất cả các khoản chiết khấu này đã được chi trả cho bà Phỉ theo phương thức tiền chiết khấu tháng trước sẽ trừ vào đơn hàng của tháng liền kề sau đó, đính kèm là số liệu lấy hàng, tiền hàng và chiết khấu của code Nguyễn Thị Yến Linh. Tuy nhiên theo bà Phỉ thì bà không hề nhận bất cứ một đơn từ nào liên quan đến việc chiết khấu và việc tiền chiết khấu tháng trước sẽ trừ vào đơn hàng của tháng liền kề sau đó là không hề có như văn bản phía công ty gửi về.

Ngoài ra để biện minh về vấn đề bà Phỉ tới Công ty CJ đề nghị in chiết khấu từ 19/12/2012 đến tháng 6/2019 của code Nguyễn Thị Yến Linh vào ngày 31/5/2019, phía công ty cho rằng: Do bà Phỉ cùng số đông người đến công ty gây áp lực và yêu cầu nhân viên in chứng từ liên quan đến quyền lợi bà được hưởng là việc làm không đúng với quy định của công ty về quản lý thông tin của công ty. Do vậy số liệu in chiết khấu này không có giá trị pháp lý vì người in chiết khấu không nắm toàn bộ việc đổi tên code và có nhiều khách hàng cùng lấy hàng trong một code nên số liệu là hoàn toàn không chính xác.

Về sự việc này bà Phỉ khá bức xúc vì sự trớ trêu của lãnh đạo công ty này “hôm đó tôi đi đám ma về và tiện thể ghé công ty để in chứng từ chiết khấu vì được tin đại lý của tôi có chiết khấu từ lâu, lúc tôi vào đề nghị được công ty in chứng từ chiết khấu thì không hề có những hành động cử chỉ để tạo sức ép cho công ty”.

Bà cho biết thêm: “Với một công ty lớn như vậy, có đội ngũ bảo vệ từ ngoài cổng, muốn vào trụ sở công ty thì phải qua cổng bảo vệ rồi cổng sát trùng, ngoài ra với số lượng nhân viên nhiều như thế, liệu tôi có thể đưa nhiều người tới để tạo sức ép cho nhân viên có chức năng in chiết khấu không, tôi nghĩ chỉ cần đưa nhiều người tới thì cũng bị chặn ngay cổng bảo vệ rồi chứ đừng nói là tới tận văn phòng để gây sức ép cho nhân viên in chiết khấu”.

Cùng chuyên mục

Habeco thiếu tiền mặt để nộp phạt hành vi vi phạm về thuế?
Vi phạm hành chính về thuế, Habeco bị phạt, truy thu và buộc nộp đủ tiền chậm nộp tiền thuế tính đến hết ngày 3/1/2024 là 19,4 tỷ đồng. Tuy nhiên, tại ngày 31/3/2024, lượng tiền mặt của Habeco rất thấp, không đủ để nộp toàn bộ số tiền phạt này.
Xây dựng Hòa Bình lý giải nguyên nhân lỗ thêm 333 tỷ đồng sau kiểm toán
Sự chênh lệch giữa lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp sau khi được kiểm toán và số liệu báo cáo tài chính do Công ty Cổ phần Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình tự lập giảm 333 tỷ đồng đã được giải trình chi tiết tới Ủy Ban Chứng khoán Nhà nước, theo thông cáo phát đi từ đơn vị này ngày 1/4/2024.

Tin mới

Vĩnh Phúc: Doanh nghiệp “quen mặt' trúng loạt gói thầu tiền tỷ với tỉ lệ tiết kiệm gần bằng 0%
Tính chung, trong giai đoạn từ năm 2022 đến tháng 5/2024, Công ty Thanh Hà đã trúng 7 gói thầu tại UBND xã Thanh Vân, tổng giá trị trúng thầu hơn 49 tỷ đồng. Thế nhưng, tất cả gói thầu này đều được Công ty Thanh Hà trúng thầu sát giá, với tỉ lệ tiết kiệm cho ngân sách gần như bằng 0%.