Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ sáu, 29/05/2020 02:41 (GMT+7)

Vụ Nhà báo Nguyễn Hải Phong: Chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm

Ngày 16/3/2020, TAND tỉnh Điện Biên mở phiên xét xử phúc thẩm vụ án hình sự thụ lý số 07/2019/TLPT-HS ngày 11/12/2019 đối với bị cáo Nguyễn Hải Phong, do bị cáo Phong có kháng cáo đối với bản án hình sự sơ thẩm số 94/209/HS-ST ngày 31/10/2019 của TAND huyện Tuần Giáo.

Phiên tòa do Thẩm phán Nguyễn Trọng Đoàn làm Chủ tọa, các Thẩm phán, gồm: ông Sùng A Xà và bà Phạm Thị Thu Hằng. Ông Ngô Đức Công, Kiểm sát viên, đại diện Viện KSND tỉnh Điện Biên.

Bị cáo Nguyễn Hải Phong kêu oan.

Theo cáo trạng số 88 ngày 16/9/2019 của Viện KSND huyện Tuần Giáo và bản án sơ thẩm số 94 ngày 31/10/2019 của TAND huyện Tuần Giáo, khoảng đầu năm 2017, Nguyễn Mạnh Cường – cháu của anh Dương Đức Hiển (sinh năm 1977, trú tại khối Đoàn Kết, thị trấn Tuần Giáo, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên) có nhờ Hiển xin việc làm ở huyện Tuần Giáo.

Do có mối quan hệ quen biết với Nguyễn Hải Phong, Trưởng đài Truyền thanh – Truyền hình huyện Tuần Giáo, Hiển có nhờ xin việc.

Hai người đã hẹn gặp nhau, Phong nói với Hiển sẽ xin cho Cường vào công tác tại Đài Truyền thanh – Truyền hình  huyện Tuần Giáo với chi phí là 300.000.000 đồng?

Ngày 11/8/2017, Phong đến nhà Hiển. Qua thỏa thuận, Hiển nhất trí giao trước cho Phong số tiền 248.000.000 đồng, số tiền còn lại hẹn khi nào xin được việc sẽ đưa nốt.

Hai bên tiến hành làm giấy biên nhận tiền và thống nhất không xin được việc sẽ trả lại tiền. Việc giao nhận tiền và ký giấy biên nhận ngoài Hiển, Phong còn có bà Quàng Thị Như Quỳnh và Lò Thị Thẹo chứng kiến.

Sau khi nhận được tiền, ông Phong đã đem một giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của Đài Truyền thanh – Truyền hình huyện và một Thẻ hội viên Hội Nhà báo Việt Nam mang tên Nguyễn Hải Phong cho ông Hiển giữ.

Đến ngày 30/3/2018, không thấy Phong xin được việc làm như thỏa thuận, ông Hiển đến gặp đòi lại tiền nhưng ông Phong khất lần không trả. Nghi mình bị lừa, ngày 22/01/2019, ông Hiển đã làm đơn tố cáo hành vi lừa đảo của Phong với cơ quan điều tra Công an huyện Tuần Giáo.

Tại Bản án hình sự sơ thẩm số 94/2019/HS-ST ngày 31/10/2019 của TAND huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên tuyên bị cáo Nguyễn Hải Phong phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Áp dụng điểm a khoản 3 Điều 174; điểm b, v khoản 1, khoản 2 Điều 51; Điều 38 Bộ luật Hình sự xử phạt bị cáo Nguyễn Hải Phong 07 năm tù.

Tại phiên tòa sơ thẩm, bị cáo Nguyễn Hải Phong không thừa nhận hành vi phạm tội như bản cáo trạng truy tố. Theo đó, bị cáo Phong cho rằng việc truy tố của Viện KSND huyện Tuần Giáo về tội danh và điều luật áp dụng đối với mình không đúng, bị oan sai và đề nghị HĐXX xem xét lại.

Đại diện Viện KSND tỉnh Điện Biên tham gia phiên tòa phúc thẩm cho rằng, tòa án sơ thẩm đã xét xử bị cáo về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” là có căn cứ. Đại diện VKS cho rằng bị cáo Phong nắm rõ quy trình tuyển dụng viên chức, và đã đưa thông tin không đúng sự thật làm cho bị hại Dương Đức Hiển tin tưởng và đã đưa cho bị cáo số tiền 248 triệu đồng.

Tại phiên tòa phúc thẩm, bị cáo Nguyễn Hải Phong khai trong khoảng thời gian từ 17h ngày 11/8/2017 bị cáo đang làm việc tại Đài Phát thanh, Truyền hình huyện Tuần Giáo tỉnh Điện Biên để xử lý công việc nên không thể có mặt tại nhà của bị hại.

Số tiền ký nhận tại Giấy biên nhận ngày 11/8/2017 thực chất là số tiền bị cáo đã vay của bị hại bao gồm tiền gốc và lãi suất. Khi bị hại đến cơ quan bị cáo đã soạn sẵn nội dung đưa cho bị cáo, do công việc cơ quan bận nên không xem xét kỹ nội dung nên đã ký vào giấy biên nhận đó.

Bị cáo Phong cho biết, số tiền vay đã được dùng để trả cho người khác nên chưa trả được cho bị hại, bị cáo Phong cho rằng đó chỉ là quan hệ dân sự. Đề nghị HĐXX phúc thẩm hủy Bản án sơ thẩm để điều tra, xét xử lại.

Luật sư Nguyễn Thị Minh Châu, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội, người bào chữa bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp cho bị cáo Phong cũng không nhất trí quan điểm truy tố, luận tội của Viện KSND huyện Tuần Giáo đối với thân chủ của mình.

Theo Luật sư Châu, về yếu tố cấu thành tội phạm, mặt khách quan chưa được đảm bảo đầy đủ. Cụ thể, giấy biên nhận tiền ngày 11/8/2017 là do bị hại Dương Đức Hiển tự soạn sẵn. Bị cáo Phong chỉ điền thêm một số từ vào trong giấy biên nhận, ý thức chủ quan của bị cáo Phong ký là do quá chủ quan, cẩu thả nên bị cáo Phong mới lâm vào tình trạng pháp lý xấu nhất.

“Giấy biên nhận đề ngày 11/8/2017 là bẫy của bị hại nhằm mục đích che đậy một hành vi khác. Lời khai giữa bị hại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người làm chứng và bị cáo còn mâu thuẫn chưa được làm rõ”, Luật sư Châu đánh giá.

Bên cạnh đó, Luật sư Châu cũng cho rằng cơ quan tiến hành tố tụng còn một số vi phạm thủ tục tố tụng. “Tại Biên bản ghi lời khai (BL93-94) chữ ký, chữ viết không phải là của anh Nguyễn Mạnh Cường. Như vậy, chưa đủ căn cứ để quy buộc bị cáo Nguyễn Hải Phong phạm tội ‘Lừa đảo chiếm đoạt tài sản’ theo điểm a khoản 3 Điều 174 Bộ luật Hình sự”, Luật Châu nói. Từ đó, Luật sư đề nghị HĐXX trả hồ sơ điều tra bổ sung.

Luật sư Việt Nam Online sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc.

Cùng chuyên mục

Xét xử phúc thẩm vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 1: VKS đề nghị y án tử hình đối với bị cáo Trương Mỹ Lan
Ngày 15/11, Tòa án nhân dân Cấp cao tại TP. Hồ Chí Minh tiếp tục phiên tòa xét xử phúc thẩm giai đoạn 1 vụ án xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (Ngân hàng SCB) với phần tranh luận. Đại diện Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) Cấp cao tại TP. Hồ Chí Minh phát biểu quan điểm luận tội và đề nghị mức án đối với các bị cáo.
Bí mật bên trong ổ “dùng người Việt lừa người Việt” tại Campuchia
Các ông chủ người Trung Quốc thuê những toà nhà trong khu đô thị thu nhỏ giữa rừng ở Campuchia, sát biên giới Thái Lan làm căn cứ. Dưới trướng có nhiều người Việt quản lý, tiến hành tuyển lao động phổ thông đưa sang Campuchia, lừa gia nhập đường dây lừa đảo công nghệ cao mà thị trường hướng đến là cộng đồng người Việt sinh sống ở nước ngoài, nhất là các quốc gia có đồng tiền giá trị cao như Mỹ, Úc, Canada….

Tin mới

Vĩnh Phúc: Cảnh báo thủ đoạn mạo danh Trung tâm đăng kiểm xe để lừa đảo
Trước tình trạng các đối tượng mạo danh lãnh đạo, nhân viên các trung tâm đăng kiểm xe cơ giới gọi điện đến chủ phương tiện để thực hiện các hành vi lừa đảo, ngày 18/11 vừa qua. Sở GTVT tỉnh Vĩnh Phúc đã ra văn bản cảnh báo, để người dân nâng cao cảnh giác trước thủ đoạn này.
Điều kiện thanh toán thuốc điều trị ung thư cho người tham gia BHYT từ năm 2025
Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán đối với thuốc điều trị ung thư, điều hòa miễn dịch khi đáp ứng các quy định tại Thông tư 37/2024/TT-BYT đồng thời đáp ứng điều kiện như: Sử dụng để điều trị ung thư khi được chỉ định bởi bác sĩ có phạm vi hành nghề ung bướu hoặc y học hạt nhân hoặc huyết học truyền máu hoặc trường hợp thuộc phạm vi chuyên môn của người hành nghề theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh...