Xử lý ra sao nếu đến muộn phỏng vấn ở công ty Nhật?
Văn hóa đúng hẹn trong các công ty Nhật luôn là chủ đề mà bất kỳ ứng viên nào khi tìm việc cũng cần lưu ý, nhất là trong buổi phỏng vấn. Muộn phỏng vấn mặc dù không phải là vấn đề quá nghiêm trọng, tuy nhiên nếu không biết cách xử lý sẽ khiến bạn bị mất ngay lập tức cơ hội vào vòng tiếp theo.
Để chuẩn bị nếu lỡ bạn gặp phải tình huống này, CareerLink gợi ý 5 cách xử lý khéo sau đây, cùng tham khảo ngay nhé.
Liên hệ ngay với người phỏng vấn
Việc đầu tiên mà bạn cần làm ngay nếu nhận thấy mình sẽ bị muộn phỏng vấn việc làm tiếng Nhật N2 hay nhiều vị trí khác là gọi điện liên hệ với phía công ty Nhật. Bạn nên gọi điện thoại trực tiếp đến người phỏng vấn và đồng thời gửi email thông báo. Nội dung cuộc gọi sẽ tập trung vào hai vấn đề chính đó là thông báo trễ hẹn và thời gian dự kiến đến.
Ví dụ: “Xin chào, tôi tên là Nguyễn Văn A có lịch phỏng vấn cho vị trí … vào lúc … tại văn phòng. Tuy nhiên vì sự cố nên tôi không thể đến kịp, thời gian dự kiến là vào lúc …
Điều này sẽ giúp nhà tuyển dụng nắm được tình hình, từ đó sắp xếp lại lịch phỏng vấn. Lưu ý, khi liên hệ với nhà tuyển dụng, bạn nên giới thiệu bản thân rõ ràng để tránh gây nhầm lẫn hoặc khó hiểu. Những yêu cầu này bắt buộc nếu bạn không muốn nhà tuyển dụng nhận xét là thiếu chuyên nghiệp.
Xin lỗi chân thành, trung thực
Một trong những lối sai cấm kỵ khi ứng xử trong công ty Nhật đó là nói dối, đổ lỗi. Không ít ứng viên có thói quen tìm lý do bào chữa cho việc trễ hẹn. Các lý do thường thấy như “Tôi xin lỗi, xe tôi bị hỏng không thể sửa được” hoặc “Vì quá tắc đường nên đến phỏng vấn trễ”. Tuy nhiên đây là cách xử lý không phù hợp, nhất là trong Văn hóa đề cao sự trung thực của các công ty Nhật Bản. Lời khuyên dành cho ứng viên đó là trung thực xin lỗi và nhận trách nhiệm để cải thiện tình hình. Ứng viên có thể xin lỗi trực tiếp nhà tuyển dụng thông qua điện thoại hoặc email trước khi đến phỏng vấn. Sau khi kết thúc phỏng vấn, đừng quên lặp lại một lần nữa lời xin lỗi chân thành nhất để bày tỏ sự chuyên nghiệp và tinh thần cầu thị.
Đảm bảo tác phong
Bên cạnh thái độ trung thực thì tác phong nghiêm túc cũng là một yêu cầu quan trọng của người Nhật. Khi muộn giờ, hầu hết ứng viên sẽ muốn có mặt thật nhanh mà không chú ý đến tác phong bên ngoài. Điều này rất dễ gây khó chịu cho nhà tuyển dụng khi họ cho rằng bạn đang thiếu tôn trọng những người có mặt trong buổi phỏng vấn. Đây là lí do mà bạn nên dành thời gian từ 3 – 5 phút để chuẩn bị về mặt tác phong trước khi bước vào buổi phỏng vấn. Trong thời gian chỉnh trang quần áo, bạn cũng có thể hít thở và thả lỏng cơ thể.
Thể hiện bản lĩnh và sự tự tin
Trễ phỏng vấn là điều không mong muốn, nhưng muốn lấy lại thiện cảm với nhà tuyển dụng bạn cần nhanh chóng lấy lại tinh thần. Thay vì lo lắng và phân tâm trong buổi phỏng vấn, bạn nên tập trung thể hiện năng lực, sự tự tin bằng cách trả lời các câu hỏi một cách ấn tượng. Giữ nhịp điệu nói chuyện rành mạch và rõ ràng, đúng trọng tâm sẽ giúp bạn bình tĩnh hơn. Sử dụng các ngôn ngữ cơ thể như giao tiếp bằng mắt hoặc cử chỉ tay cũng là cách lấy tự tin. Hãy thể hiện bản lĩnh của bạn để có lại được thiện cảm của nhà tuyển dụng trong quá trình trả lời phỏng vấn chính là cách giúp bạn được được đánh giá cao và việc muộn giờ sẽ không còn là một vấn đề quá nghiêm trọng.
Viết email cảm ơn sau phỏng vấn
Cuối cùng, đừng quên viết email cảm ơn nhà tuyển dụng sau khi kết thúc buổi phỏng vấn. Trong email này, bạn nên thể hiện sự trân trọng và sự nghiêm túc của bản thân với vị trí công việc này. Một ứng viên có tố chất cầu tiến và cống hiến luôn được các doanh nghiệp Nhật Bản ưa chuộng. Chú ý viết email ngắn gọn và súc tích, tránh viết lan man hoặc nhắc lại về việc đi trễ quá nhiều lần. Nhà tuyển dụng sẽ có ấn tượng tích cực với nội dung email cảm ơn sau buổi phỏng vấn, vậy nên hãy dành thời gian chuẩn bị bạn nhé.
Trên đây là bí quyết xử lý nếu đến muộn phỏng vấn ở công ty Nhật. Hy vọng thông qua bài viết này đã giúp bạn có thêm kinh nghiệm khi gặp phải tình huống tương tự.