Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ ba, 24/08/2021 06:10 (GMT+7)

1 tháng sau tiêm vắc xin Covid-19: Dấu hiệu nào bạn cần lưu ý?

Theo PGS Khôi, các phản ứng sau tiêm vắc xin là bình thường và chỉ có tỷ lệ vô cùng nhỏ là biến chứng nặng như viêm cơ tim, huyết khối sau tiêm. Vì vậy, người tiêm cần theo dõi thật sát dấu hiệu bất thường sau tiêm.

90% phản ứng thông thường

tm-img-alt

Theo PGS Lê Minh Khôi - Trưởng phòng Khoa học và Đào tạo, Bệnh Viện Đại học Y Dược TP.HCM khi tiêm vắc xin AstraZeneca thì 90 % sẽ có các biểu hiện phản ứng phụ tại chỗ như đau đỏ, sưng nhẹ tại vết tiêm. Cơ thể mệt mỏi, nhức đầu, uể oải, đau mỏi cơ, ớn lạnh, sốt, buồn nôn.

Khi đi tiêm về, người tiêm cần tự theo dõi sức khoẻ của mình. Tốt nhất không nên ở riêng trong 3 ngày đầu, không uống rượu bia trong 3 ngày đầu, luôn có số điện thoại của điểm tiêm, không tắt điện thoại, nghỉ ngơi thoải mái, không cần thiết phải sử dụng các loại thuốc theo gợi ý trên mạng xã hội, không uống thuốc không rõ nguồn gốc khi chưa được chỉ định của bác sĩ. Không nên sử dụng các bài thuốc nam không cần thiết.

1 tháng sau tiêm vắc xin Covid-19: Dấu hiệu nào bạn cần lưu ý? - Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ.

Biến chứng hiếm gặp, theo dõi trong vòng 1 tháng

Các biến chứng đáng lo ngại nhất hiện nay của vắc xin là biến chứng huyết khối và biến chứng viêm cơ tim. Nhưng tỷ lệ này vô cùng hiếm.

Với vắc xin AstraZenca, PGS Khôi cho rằng, biến cố huyết khối giảm tiểu cầu sau tiêm thường gây cục máu đông gây tắc phổi, suy tim, tắc mạch vành, nhồi máu não. Đây là biến cố người ta sợ nhất nhưng mà nó vô cùng thấp nên người tiêm không cần lo lắng.

Bởi vì nếu mắc Covid-19 thì 1 triệu người mắc mới có 207 người bị huyết khối tắc mạch còn tiêm vắc xin thì tỷ lệ chỉ còn 3,6 người/1 triệu người. Vì vậy, so với nguy cơ không tiêm vắc xin với bị Covid-19 thì bị bệnh biến cố cao gấp hàng trăm lần.

Huyết khối xuất hiện từ 4 - 28 ngày nên có thể quan tâm khi có các biểu hiện nhức đầu dữ dội, các biểu hiện thần kinh nhìn lòa, tê tay, co giật, đau lưng, đau bụng dữ dội, khó thở, sưng chân, chấm xuất huyết dưới da, vết bầm dưới da mới xuất hiện sau tiêm. Đây là biểu hiện cần báo cho nhân viên y tế để có thể điều trị kịp thời.

Vắc xin Pfizer, Moderna cũng có thể gây biến cố viêm cơ tim cấp. Nhưng tỷ lệ cũng rất thấp khoảng vài người/1 triệu người tiêm.

Ví dụ, đã có 789 ca viêm cơ tim sau tiêm Pfizer và Moderna, thường gặp ở mũi thứ hai, chủ yếu ở nam giới, tuổi trung bình 24 tuổi và có tới 16% nguy cơ đến tính mạng, 2 % tỷ lệ tử vong khi có biến chứng này.

Dấu hiệu viêm cơ tim thường xuất hiện sau 1 tuần và ở liều thứ hai. Triệu chứng đau nhiều và kéo dài không giảm, đánh trống ngực, nhịp tim không đều, phù chân do suy tim, mệt lả, choáng. Những dấu hiệu này cần cảnh giác sau khi tiêm vắc xin.

Điều may mắn là biểu hiện nặng này rất ít xảy ra.

Tính đến nay, tại nước ta có 5 loại vắc xin Covid-19 đang được lưu hành bao gồm:

- Vắc xin Covid-19 Vaccine AstraZeneca do hãng AstraZeneca sản xuất.

- Vắc xin Gam-COVID-Vac (tên khác là SPUTNIK V) của JSC Generium - Liên Bang Nga.

- Vắc xin Covid-19 Vaccine (Vero Cell), Inactivated (tên khác là SARS-CoV-2 Vaccine (Vero Cell), Inactivate) của Beijing Institute of Biological Products Co., Ltd. - Trung Quốc.

- Vắc xin Comirnaty của hãng Pfizer.

- Vắc xin Covid-19 Vaccine Moderna của hãng Moderna.

Cùng chuyên mục

Bộ Y tế yêu cầu khẩn trương giám sát, phát hiện sớm, xử lý triệt để ổ bệnh bạch hầu
Chiều 8/7, Bộ Y tế cho biết, theo thông tin từ hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm, trên địa bàn tỉnh Nghệ An (huyện Kỳ Sơn) đã ghi nhận trường hợp bệnh nhân tử vong do bệnh bạch hầu và trường hợp mắc bệnh tại tỉnh Bắc Giang (huyện Hiệp Hòa) có tiếp xúc gần với trường hợp tử vong nêu trên.
Nghệ An thông tin về trường hợp tử vong vì bệnh bạch hầu
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Nghệ An (CDC Nghệ An) thông tin, trường hợp bệnh nhân trú tại xã Phà Đánh, huyện Kỳ Sơn tử vong do bệnh Bạch hầu, xác định có 199 người tiếp xúc, điều tra dịch tễ đây là ổ bạch hầu ngày thứ 10 và 1 người đã tử vong.

Tin mới

Dừng lưu thông và truy xuất tận cùng nguồn gốc sản phẩm rượu nghi ngờ gây ngộ độc
Đây là yêu cầu của Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) ngay sau khi nhận được thông tin từ Trung tâm chống độc - Bệnh viện Bạch Mai về 5 trường hợp đang cấp cứu, điều trị tại Trung tâm do ngộ độc methanol, trong đó có một trường hợp từ Thái Nguyên và bốn trường hợp từ Thường Tín, Hà Nội cùng uống một loại rượu từ Thái Nguyên.