Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ ba, 07/03/2023 17:00 (GMT+7)

4 điều nên thuộc nằm lòng khi viết CV xin việc tiếng Nhật

CV xin việc tiếng Nhật là gì? Cần có những thông tin gì trong CV xin việc tiếng Nhật? Những lỗi sai thường gặp và các lưu ý khi viết CV xin việc tiếng Nhật là gì? Tất cả sẽ có ngay trong bài viết dưới đây.

CV xin việc tiếng Nhật là gì?

CV xin việc tiếng Nhật (hay còn có tên gọi khác là Rirekisho) là một loại văn bản chứa đựng các thông tin cần thiết của ứng viên để đi xin việc tại các công ty hoặc đơn vị kinh doanh có sử dụng tiếng Nhật.

10-cv-tieng-nhat-1-1678182760.jpg

CV xin việc tiếng Nhật có nội dung gì?

Cũng giống như CV xin việc với các ngôn ngữ khác, form CV xin việc tiếng Nhật gồm nhiều mục thông tin mà trong đó có đầy đủ các nội dung tổng quát (họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ, số điện thoại, email…) và nội dung chi tiết (bằng cấp, kinh nghiệm làm việc, kỹ năng…) được ứng viên đưa ra để ứng tuyển vào một vị trí làm việc.

Các thông tin trong CV xin việc tiếng Nhật nên được trình bày bằng tiếng Nhật để giúp bạn ghi điểm chuyên nghiệp và thể hiện năng lực tiếng Nhật với nhà tuyển dụng. Bên cạnh đó, hãy trình bày nội dung theo bố cục khoa học, rõ ràng như sau:

- Thông tin ứng viên: Họ tên đầy đủ, ngày tháng năm sinh, nơi sinh, địa chỉ thường trú, số điện thoại, email.

- Học vấn: Chuyên ngành chính, nơi theo học.

- Kinh nghiệm làm việc: Các công việc đã từng làm, các công ty đã từng công tác.

- Kỹ năng - Chứng chỉ: Các chứng chỉ đã đạt, các kỹ năng làm việc đã được trang bị.

- Thông tin bổ sung: Thành tích trong quá trình học tập và làm việc, giải thưởng trong quá trình học tập và làm việc, hoạt động ngoại khóa và sở thích cá nhân.

Các thông tin trên được nêu càng chi tiết, nhà tuyển dụng càng dễ dàng nắm bắt được khả năng và mức độ phù hợp của bạn với vị trí làm việc mà họ đang tìm kiếm ứng viên.

Dĩ nhiên, liệt kê nội dung theo đề mục như trên cũng giúp bạn ghi dấu ấn trong mắt nhà tuyển dụng là một ứng viên có khả năng trình bày, diễn giải thông tin đúng trọng tâm, dễ đọc, dễ hiểu và quan trọng nhất, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá CV của bạn cao điểm hơn so với các ứng viên trình bày CV dài dòng, lê thê, lộn xộn mà không nêu bật được ý chính cần chuyển tải.

cv-template-cover-1678182760.jpg

Lưu ý khi viết CV xin việc tiếng Nhật

Hãy chú ý tới những điểm sau để giúp CV của mình được nâng tầm trong mắt nhà tuyển dụng bạn nhé:

Ghi nhớ quy tắc trình bày văn bản theo văn phong tiếng Nhật

Là một người đã học tiếng Nhật, bạn nên thể hiện bản thân nắm chắc quy tắc trình bày văn bản theo văn phong tiếng Nhật bằng các điều sau:

- Ngày tháng được ghi theo định dạng năm - tháng – ngày;

- Phiên âm tên của bạn và các thông tin khác trong CV bằng Furigana;

- Đưa các thông tin gần nhất lên trên cùng và lùi dần thời gian với các thông tin khác.

Độ dài văn bản CV

Bạn không nên viết CV quá dài hoặc trong CV xuất hiện các đoạn văn bản quá dài. Thay vì vậy, hãy viết các đoạn văn có độ ngắn vừa phải. Nếu buộc phải ngắt, xuống dòng, hãy tóm gọn ý muốn truyền tải trong tối đa 2 đoạn văn ngắn, khoảng 3 - 4 dòng mỗi đoạn.

Cẩn thận với các tiểu tiết trong CV

Người Nhật nổi tiếng với tính cách chỉn chu không chỉ trong các công việc lớn mà còn trong các chi tiết nhỏ. Vì vậy, nếu bạn thể hiện được sự kỹ càng, tính cẩn thận của bản thân trong CV thì đây chính là một điểm sáng giúp bạn nổi bật hơn các ứng viên khác.

Các tiểu tiết trong CV xin việc tiếng Nhật có thể kể đến như ảnh đại diện, tiêu đề CV, số điện thoại hoặc phương thức liên lạc khác… Và đây là hướng dẫn giúp bạn thể hiện đúng cách các tiểu tiết này trong CV:

- Chọn ảnh đại diện thể hiện sự trang trọng, chỉn chu và lịch sự;

- Đặt tiêu đề CV rõ ràng, theo chuẩn cú pháp CV_Họ tên_Vị trí ứng tuyển;

- Kiểm tra số điện thoại và các phương thức liên lạc khác cẩn thận trước khi gửi CV.

Dẫn chứng bằng số liệu cụ thể

Đừng chỉ chăm chăm trình bày những kinh nghiệm của bản thân bằng chữ, mà hãy dùng con số để làm dẫn chứng cụ thể cho những gì bản thân đã gặt hái được trong suốt thời gian học tập và làm việc đã qua.

Bằng việc đưa ra số liệu cụ thể, bạn có thể xây dựng lòng tin cho nhà tuyển dụng một cách vững chắc. Với điều này, con chữ chắc chắn không thể mang lại hiệu quả và sự ấn tượng bằng con số biết “nói”.

Các dẫn chứng bằng số liệu cụ thể còn có thể mang đến dấu ấn hơn nữa nếu đó là các thành tựu, giải thưởng đã được công bố rộng rãi trên các phương tiện truyền thông hoặc cơ quan ngôn luận có uy tín.

Chúc bạn đạt được công việc phù hợp với các lưu ý khi viết CV xin việc tiếng Nhật trên đây.

Cùng chuyên mục

Hà Nội: Sẵn sàng triển khai thí điểm học bạ số cấp Tiểu học
Ngày 26/4, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức Hội nghị hướng dẫn, triển khai thí điểm học bạ số cấp Tiểu học nhằm thực hiện kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thực hiện Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030” của Chính phủ.
Yên Bái: Tạm đình chỉ công tác giáo viên đánh học sinh lớp 1
Chiều 21/4, ông Nguyễn Anh Thủy, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) thông tin: Sau khi nhận được thông tin phản ánh vụ việc cô giáo đánh học sinh lớp 1 tại Trường phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học La Pán Tẩn, phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) đã khẩn trương chỉ đạo làm rõ.
Đề xuất quy định mới về tiêu chuẩn cơ sở vật chất trường mầm non
Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ một số điều của Quy định tiêu chuẩn cơ sở vật chất các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư số 13/2020/TT-BGDĐT.

Tin mới

Cảnh báo tình trạng ngộ độc chì ở trẻ em
Một trong những nguyên nhân phổ biến gây ngộ độc chì ở trẻ em mà cha mẹ ít cảnh giác đó là do dùng các loại thuốc nam (dân gian gọi là thuốc cam) không rõ nguồn gốc, với mong muốn giúp con tăng cân và chữa lành một số bệnh thông thường.
Hà Nội: Sẵn sàng triển khai thí điểm học bạ số cấp Tiểu học
Ngày 26/4, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức Hội nghị hướng dẫn, triển khai thí điểm học bạ số cấp Tiểu học nhằm thực hiện kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thực hiện Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030” của Chính phủ.