Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ bảy, 17/07/2021 18:12 (GMT+7)

Bạc Liêu: Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống tình trạng găm hàng, tăng giá giữa lúc dịch bệnh

Những ngày qua, một bộ phận người dân có tâm lý lo lắng nên đã tích trữ lượng lớn hàng hóa, nhất là một số mặt hàng thiết yếu nên ở một số chợ truyền thống có tình trạng tiểu thương lợi dụng tình hình dịch bệnh để tăng giá bất hợp lý.

Theo đó, để đảm bảo bình ổn thị trường, chống đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý; đảm bảo nguồn hàng hóa không bị đứt gãy chuỗi cung ứng trong tình hình dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp khi các tỉnh, thành ĐBSCL áp dụng Chỉ thị 15, Chỉ thị 16 giãn cách xã hội. UBND tỉnh Bạc Liêu đã đề nghị Ban Chỉ đạo phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tỉnh Bạc Liêu (gọi tắt là Ban Chỉ đạo 389 tỉnh) tăng cường công tác kiểm tra xử lý. 

anh-01-1626519616.jpg
Đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra việc kinh doanh tại cửa hàng thuốc.

Ghi nhận của Phóng viên, những ngày vừa qua, nhất là từ khi dịch COVID-19 có chiều hướng diễn biến phức tạp và TP Hồ Chí Minh thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ để phòng, chống dịch thì cũng là lúc giá cả một số mặt hàng rau, củ, quả… tại một số chợ truyền thống của tỉnh Bạc Liêu nhích dần lên, có những loại tăng giá từ 30 - 40% so với trước đó. 

Đoàn kiểm tra liên ngành, Ban Chỉ đạo 389 tỉnh và Cục Quản lý thị trường tỉnh Bạc Liêu qua kiểm tra thực tế cho thấy, nếu như ở các chợ truyền thống, hộ tiểu thương buôn bán nhỏ lẻ, có lúc lợi dụng tình hình dịch bệnh tăng giá đối với một số mặt hàng thì tại các cơ sở kinh doanh cố định, giá cả vẫn ổn định nhất là các mặt hàng thiết yếu. Cụ thể, tại các cơ sở kinh doanh gạo, nguồn cung ứng vẫn dồi dào, giá vẫn ổn định, hầu như không tăng đáng kể so với trước khi xảy ra dịch bệnh. 

anh-02-1626519616.jpg
anh-03-1626519616.jpg
Cục Quản lý thị trường tỉnh kiểm tra các mặt hàng gạo tại các cửa hàng trên địa bàn TP Bạc Liêu.

Theo ông Dương Văn Hía - Chủ cơ sở kinh doanh gạo ở Khóm 3, Phường 5, TP Bạc Liêu (Bạc Liêu) cho biết, trong những ngày qua, giá gạo các loại ở cửa hàng của ông cũng không tăng giá so với trước, cho dù giá cước vận tải có nhích lên do lưu thông vận chuyển hàng hóa bị một số trở ngại nhất định, từ các chốt kiểm soát phòng, chống dịch COVID-19. 

Cùng với đó, so với một số mặt hàng thiết yếu khác, từ đầu tháng 7 đến nay, giá Gas cũng đã tăng dần, theo đó là giá xăng dầu cũng tăng hơn so với trước. Cụ thể, từ ngày 1/7, giá Gas các loại bán tại các cửa hàng, cơ sở phân phối trên địa bàn tỉnh đã tăng bình quân 30.000 đồng/ mỗi bình so với trước. Theo ông Hứa Vi Nhơn - Chủ cơ sở kinh doanh Gas, phường 3, TP Bạc Liêu cho biết, việc tăng giá này là bình thường, không có gì đột biến, bởi giá Gas tăng là do quyết định từ đơn vị đầu mối cung ứng nên chủ cơ sở phân phối cũng đành chấp nhận. 

anh-04-1626519616.jpg
Đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh Bạc Liêu kiểm tra hàng hóa và niêm yết giá của cơ sở kinh doanh mặt hàng thiết yếu tại siêu thị.

Theo ông Nguyễn Minh Trung - Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Bạc Liêu cho rằng, qua kiểm tra rà soát thị trường trên địa bàn tỉnh cho thấy, những ngày gần đây tuy có tăng biến động giá cục bộ tại một số chợ truyền thống, nhưng không đáng kể. Tuy nhiên, tại các đơn vị đầu mối cung ứng hàng hóa như siêu thị, cửa hàng bách hóa thì giá cả vẫn ổn định, hàng dự trữ nguồn cung ứng vẫn dồi dào, đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu mua sắm của nhân dân. Điển hình như tại siêu thị Co.opmart Bạc Liêu, hay các cửa hàng Bách hóa xanh nguồn hàng cung ứng luồn đáp ứng tốt nhu cầu mua sắm của nhân dân và giả cả vẫn ổn định. 

Cũng theo Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Bạc Liêu, dự báo tình hình dịch bệnh COVID-19 vẫn còn diễn biến phức tạp, tình hình vận chuyển, lưu thông cung ứng hàng hóa sẽ có những hạn chế nhất định, do một số tỉnh, thành phố thực hiện việc giãn cách xã hội để, phòng, chống dịch bệnh, không loại trừ việc một số tiểu thương lợi dụng tình hình để đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý, gây nhiễu loạn thị trường, bất lợi cho người tiêu dùng. 

Thời gian tới Cục Quản lý thị trường tỉnh cùng Đoàn công tác liên ngành của Ban chỉ đạo 389 tỉnh sẽ tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường để kịp thời xử lý các hành vi trên. Nhằm góp phần để chuỗi cung ứng hàng hóa trên địa bàn tỉnh vẫn luôn ổn định, đáp ứng tốt nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của nhân dân trong tỉnh.

Cùng chuyên mục

Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Mỗi cá nhân được cấp một mã số BHXH và mã số BHYT
Theo BHXH Việt Nam, thông qua việc kết nối, xác thực và chuẩn hoá cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm, sẽ đảm bảo mỗi cá nhân chỉ có một mã số bảo hiểm xã hội (BHXH), một mã thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) được bổ sung số định danh cá nhân, căn cước công dân, xác thực đúng với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư...

Tin mới

Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Mỗi cá nhân được cấp một mã số BHXH và mã số BHYT
Theo BHXH Việt Nam, thông qua việc kết nối, xác thực và chuẩn hoá cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm, sẽ đảm bảo mỗi cá nhân chỉ có một mã số bảo hiểm xã hội (BHXH), một mã thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) được bổ sung số định danh cá nhân, căn cước công dân, xác thực đúng với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư...