Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ ba, 22/03/2022 14:55 (GMT+7)

Bài Toán Tiểu học '25 : 5 = 5' bị giáo viên gạch sai, ngẫm kỹ đề bài mới thấy logic

Bài toán tiểu học tưởng chừng đơn giản nhưng rất cần có sự logic, đọc kĩ đề bài ai cũng khen người ra đề quá thông minh.

Có lẽ không ít người lớn nghĩ rằng môn Toán tiểu học rất đơn giản, quanh đi quẩn lại chỉ vài phép tính cộng, trừ, nhân, chia mà chỉ cần nhìn qua là đã biết cách làm và đáp án. Nhưng thực tế, nếu thường xuyên tham gia vào quá trình dạy học trẻ cấp 1 thì sẽ hiểu được việc học Toán trong giai đoạn này là không hề đơn giản chút nào.

Mới đây trên mạng xã hội xuất hiện một bài toán tiểu học khiến không ít các bạn học sinh THPT, thậm chí các bậc phụ huynh phải tranh cãi. Thoạt đọc qua đề bài, bài Toán cũng giống như những bài Toán tiểu học khác với phép toán khá đơn giản, nhưng khi đọc kĩ hơn lại thấy có gì đó "sai sai".

Đề bài như sau: "Cô giáo đi cùng với 24 học sinh tiểu học. Khi đến đoạn sông, họ chỉ thấy một chiếc thuyền trống, nhưng mỗi chiếc thuyền chở không quá 5 người. Hỏi sau bao nhiêu lượt thì học sinh qua được sang bờ bên kia?"

Chắc hẳn nhiều người sau khi đọc đề bài đã nghĩ ngay đến phép tính: Cô giáo cùng 24 bạn học sinh có nghĩa là tổng số 25 người, chia trực tiếp 25 cho 5 sẽ được đáp án là 5 lượt. Tuy nhiên, lời giải này đã bị giáo viên gạch sai và yêu cầu học sinh "cần kiểm tra lại kỹ câu hỏi".

Bài Toán Tiểu học '25 : 5 = 5' bị giáo viên gạch sai, ngẫm kỹ đề bài mới thấy logic Ảnh 1
Bài Toán Tiểu học có đề bài gây "đánh lừa"

Đúng là đọc kỹ hơn thì mới thấy, hầu hết chúng ta đều bỏ qua chi tiết "chiếc thuyền rỗng". Thuyền rỗng đồng nghĩa với việc trên thuyền không có người lái thuyền, và để qua được sông thì cô trò cần phải có nhân vật quan trọng này.

Vì vậy, đáp án đúng phải là: 24 học sinh cần 6 lượt đi (mỗi lần đi chỉ chở được 4 em học sinh và 1 suất cho lái thuyền), và cuối cùng, đưa sẽ cô giáo qua sông vào lượt cuối. Đáp án đúng cho bài toán này phải là 7 lượt.

Với môn Toán, dù là Toán tiểu học còn dễ nhưng nhiều đề bài đòi hỏi khả năng tư duy, suy luận logic để tìm ra đúng yêu cầu của câu hỏi và kết nối các dữ liệu mà bài toán đã cho. Bởi vậy, học sinh cần rèn luyện khả năng tư duy nhiều hơn, ngoài học tập trên lớp cần làm thêm các bài tập tại nhà để luyện tập thành thạo.

Cùng chuyên mục

Đề xuất quy định mới về tiêu chuẩn cơ sở vật chất trường mầm non
Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ một số điều của Quy định tiêu chuẩn cơ sở vật chất các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư số 13/2020/TT-BGDĐT.
Không khoán, áp chỉ tiêu "Kế hoạch nhỏ" tại các trường Hà Nội
Gần đây, dư luận xôn xao trước sự việc xảy ra tại một lớp 7 thuộc Trường THCS Lĩnh Nam (Hoàng Mai, Hà Nội) khi triển khai chương trình "Kế hoạch nhỏ", giáo viên chủ nhiệm đã yêu cầu chỉ thu giấy vụn trong một ngày duy nhất, nếu học sinh nào quên, giáo viên yêu cầu phụ huynh mang tới nộp, nếu không sẽ phải nộp phạt 50 nghìn/kg giấy.
Hà Nội lưu ý với thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT 2024
Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hà Nội lưu ý, tất cả thí sinh đang học lớp 12 năm học 2023-2024 thực hiện đăng ký dự thi trực tuyến trên hệ thống quản lý thi tại địa chỉ http://thisinhthitotnghiepthpt.edu.vn. Những thí sinh tự do thực hiện đăng ký dự thi theo hình thức trực tiếp tại phòng giáo dục và đào tạo các quận, huyện, thị xã nơi thí sinh cư trú.
Nữ học sinh lớn 8 đánh bạn trong nhà vệ sinh
Mạng xã hội đang xôn xao clip một nữ sinh Trường THCS &THPT Võ Văn Kiệt (TP Rạch Giá, Kiên Giang) bị một nữ sinh cùng khối đánh trong nhà vệ sinh của trường. Sự việc khiến 3 học sinh bị đình chỉ học tập.

Tin mới

Bổ sung một số loại hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng
Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính rà soát đầy đủ các hàng hóa, dịch vụ/nhóm hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng; trường hợp cần thiết có thể xem xét, bổ sung một số loại hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng để đáp ứng yêu cầu thực tiễn, bảo đảm đúng bản chất của hàng hóa, dịch vụ.