Bệnh nhi khởi phát bệnh vào ngày 10/3 (phát ban ngày 15/3). Đến ngày 17/3, trẻ có dấu hiệu khó thở nhiều, được gia đình đưa vào Bệnh viện Nhi trung ương điều trị.
Trước tình hình dịch sởi gia tăng ở nhiều địa phương, Cục Phòng bệnh (Bộ Y tế) cảnh báo: Bệnh sởi là bệnh lây lan nhanh nhất trong số các bệnh truyền nhiễm. Bệnh lây qua không khí khi người bị nhiễm bệnh ho hoặc hắt hơi và chỉ có thể cắt đứt sự lây truyền khi miễn dịch cộng đồng đạt ít nhất 95%.
Trong tuần từ ngày 14/2 đến ngày 21/2/2025, toàn thành phố Hà Nội ghi nhận 88 trường hợp mắc sởi, 0 tử vong; giảm 26 trường hợp so với tuần trước (114 trường hợp/0 tử vong).
Theo Bộ Y tế, hiện nay bệnh sởi đang có xu hướng gia tăng, số ca mắc tại nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có khu vực châu Á-Thái Bình Dương, một số nước như Philippines, Malaysia dịch sởi đã xuất hiện trên diện rộng.
Những ngày qua, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh tiếp nhận nhiều bệnh nhân sởi là người lớn. Các bác sĩ cảnh báo, hiện vẫn còn nhiều người lớn chủ quan với bệnh sởi. Trong bối cảnh dịch sởi đang có diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương thì việc tiêm vaccine phòng bệnh là vô cùng cần thiết.
Sở Y tế TP Hồ Chí Minh đề xuất UBND Thành phố chấp thuận chủ trương triển khai chiến dịch tiêm chủng bổ sung vaccine sởi cho tất cả trẻ em từ 1-5 tuổi nhằm ngăn ngừa nguy cơ bệnh sởi lây lan rộng.
Sau khi Nghệ An ghi nhận thêm các ca mắc sởi, đoàn công tác của Bộ Y tế cùng Sở Y tế đã có buổi làm việc nhằm đánh giá lại nguy cơ và đề xuất các giải pháp phòng chống dịch trong thời gian tới.
Theo Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh, trong 5 tháng đầu năm 2024, tại 20 tỉnh, thành khu vực phía Nam ghi nhận 53 trường hợp mắc bệnh sởi. Ngành y tế đưa ra cảnh báo, bệnh sởi sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới, do đó phụ huynh cần nâng cao ý thức cảnh giác và đưa trẻ đi tiêm chủng đúng lịch.
Sau hơn 1 năm không có ca bệnh, hiện TP.HCM đã ghi nhận 4 trẻ mắc bệnh sởi trong năm 2024, đều là những trẻ chưa được tiêm vaccine phòng sởi. Đây cũng là một lo ngại lớn về nguy cơ bùng phát dịch nếu trẻ không được tiêm vaccine.
Chiều 27/5, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh thông tin, hệ thống giám sát sốt phát ban nghi sởi của TP Hồ Chí Minh đã ghi nhận hai trường hợp trẻ mắc bệnh sởi cư trú tại 2 phường thuộc quận Bình Tân. Đáng lưu ý, cả 2 trẻ đều ở lứa tuổi 13 đến 15 tháng tuổi và chưa được tiêm vaccine phòng bệnh sởi.
Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), đến nay cả nước ghi nhận 203 trường hợp mắc sốt phát ban nghi sởi, không có trường hợp tử vong, số mắc tăng 2,7 lần so với cùng kỳ năm 2023.
Sáng 21/4, theo Sở Y tế Hà Nội, trên địa bàn TP vừa ghi nhận 1 ca mắc sởi. Đây là ca mắc sởi đầu tiên trong năm 2024, trong khi cùng kỳ năm 2023 không ghi nhận.
Bà Natasha Crowcroft - Cố vấn kỹ thuật cấp cao về bệnh sởi và rubella của WHO kêu gọi hành động khẩn cấp để bảo vệ trẻ em, bởi sởi là một loại vi-rút lây lan qua không khí rất cao, chủ yếu ảnh hưởng đến các bé dưới 5 tuổi.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã cảnh báo sự lây lan nhanh chóng của bệnh sởi, với hơn 306.000 ca mắc được ghi nhận trên toàn thế giới trong năm 2023, tăng 79% so với năm 2022.
Sau nhiều lần kiến nghị, đến nay, Chương trình tiêm chủng mở rộng Quốc gia đã phân bổ cho TP Hồ Chí Minh 10.000 liều vaccine sởi và 5.140 liều vaccine DPT (bạch hầu - ho gà - uốn ván).