Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ ba, 18/06/2024 16:16 (GMT+7)

Bệnh viêm não Nhật Bản lây truyền và nguy hiểm như thế nào?

Bệnh viêm não Nhật Bản thường xảy ra vào mùa hè và mùa thu; lây truyền qua đường muỗi đốt.

Tiêm vaccine là biện pháp phòng bệnh hữu hiệu cho trẻ. Ảnh: TTXVN
Tiêm vaccine là biện pháp phòng bệnh hữu hiệu cho trẻ. Ảnh: TTXVN.

Theo các bác sĩ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, virus gây viêm não Nhật Bản (JEV) là nguyên nhân gây viêm não hàng đầu tại Châu Á; bệnh được truyền sang người do vết đốt của muỗi có tên Culex, đặc biệt là muỗi Cule tritaeniorhynchus.

Virus viêm não Nhật Bản gây bệnh chủ yếu ở trẻ em; người trưởng thành ở các nước có tỷ lệ nhiễm bệnh cao thường có miễn dịch do phơi nhiễm với virus từ khi còn nhỏ. Tuy nhiên, virus này có thể gây nhiễm và ảnh hưởng đến tất cả các độ tuổi.

Ở Việt Nam, bệnh viêm não Nhật Bản thường xảy ra vào mùa hè và mùa thu. Bệnh thường gặp ở người sống ở vùng nông thôn hoặc ngoại ô, nơi gần vật chủ của virus.

Khi nhiễm virus viêm não Nhật Bản, người bệnh có thể biểu hiện các triệu chứng như: Sốt cao, co giật, cứng gáy, lú lẫn, không nói được, run không kiểm soát được (thường xảy ra ở một phần cơ thể), yếu cơ hoặc liệt…

Có khoảng 30% số người bệnh có biểu hiện các triệu chứng nghiêm trọng, có nguy cơ tử vong. Những người sống sót cũng hồi phục chậm, có thể mất hàng tháng mới hồi phục hoàn toàn và tới 50% số người khỏi bệnh có tôn thương não vĩnh viễn. Điều này có thể dẫn đến các di chứng cho người bệnh như: Run và co giật cơ, thay đổi tính cách, yếu cơ, khó khăn trong học tập và liệt một hoặc nhiều chi.

Hiện tại, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh viêm não Nhật Bản, khi người bệnh nhập viện sẽ được chăm sóc và điều trị giúp làm giảm nhẹ triệu chứng.

Theo các bác sĩ, với bệnh viêm não Nhật Bản, biện pháp hiệu quả nhất để dự phòng bệnh là tiêm phòng vaccine viêm não Nhật Bản.

Hiện có 2 loại vaccine để phòng bệnh viêm não Nhật Bản gồm: Vaccine bất hoạt đang được sử dụng trong chương trình Tiêm chủng mở rộng (tiêm cho trẻ lúc 12 tháng tuổi, tiêm đủ 3 mũi để phòng bệnh cơ bản để đảm bảo đủ kháng thể, 5 năm tiêm nhắc lại 1 lần cho tới 18 tuổi); và vaccine sống giảm động lực chỉ cần tiêm 2 mũi, không cần nhắc lại.

Cùng chuyên mục

Tạm ngừng kinh doanh thuốc có dấu hiệu không an toàn cho người sử dụng
Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn chất lượng, kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc và thu hồi, xử lý thuốc vi phạm. Trong đó đề xuất quy định tạm ngừng kinh doanh, sử dụng và niêm phong bảo quản thuốc có dấu hiệu không an toàn cho người sử dụng.
Số ca mắc sốt rét giảm trên 20%
Năm 2024, Bộ Y tế ghi nhận 353 ca sốt rét, giảm 21% so với cùng kỳ năm trước, trong đó 1/3 ca sốt rét là “nhập cảnh” và không có trường hợp tử vong, không có dịch.
Bộ Y tế yêu cầu tăng cường phòng chống bệnh cúm, sởi
Để chủ động công tác phòng, chống bệnh cúm mùa, sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo Sở Y tế và các đơn vị liên quan quán triệt việc thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và tổ chức triển khai hiệu quả tiêm chủng chống dịch sởi, nhằm đảm bảo tiêm chủng đầy đủ cho các nhóm đối tượng, để nhanh chóng kiểm soát tình hình.
Những biến chứng nguy hiểm của bệnh cúm mùa
Hầu hết những người bị cúm mùa sẽ hồi phục sau vài ngày đến dưới hai tuần, nhưng một số người sẽ bị biến chứng do cúm. Những biến chứng này có thể đe dọa đến tính mạng và dẫn đến tử vong.

Tin mới

Chính thức giảm thuế suất thuế nhập khẩu một số mặt hàng
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 73/2025/NĐ-CP ngày 31/3/2025 sửa đổi, bổ sung mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi của một số mặt hàng tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo Danh mục mặt hàng chịu thuế ban hành kèm theo Nghị định số 26/2023/NĐ-CP ngày 31/5/2023 về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan.
Từ 01/6 chỉ cấp mới thẻ BHYT giấy đối với một số trường hợp
Vừa qua, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đã ban hành Công văn số 168/BHXH-QLT hướng dẫn BHXH các khu vực; BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc sử dụng phôi thẻ bảo hiểm y tế (BHYT). Trong đó đáng chú ý, từ ngày 01/6/2025, cơ quan BHXH chỉ thực hiện cấp mới thẻ BHYT giấy đối với ba trường hợp.