Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ hai, 28/08/2023 09:48 (GMT+7)

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất lộ trình tăng học phí

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã trình Chính phủ dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 81/2021/NĐ-CP quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất lộ trình tăng học phí

Ảnh minh họa.

Theo dự thảo, Bộ GD&ĐT đề xuất áp dụng mức trần của năm học 2022 - 2023, tức lùi một năm so với lộ trình tăng học phí mà Nghị định 81/2021/NĐ-CP đề ra. Với bậc đại học, theo Bộ GD&ĐT, nhiều cơ quan, địa phương và các trường đại học cho rằng, học phí cần được tăng để đảm bảo nguồn lực, nâng cao chất lượng, đầu tư cơ sở vật chất trong điều kiện ngân sách bị cắt giảm. Đặc biệt, với các cơ sở giáo dục đại học công lập, thu từ học phí chiếm tỉ trọng chủ yếu (trên 80% tổng nguồn thu của trường), khả năng khai thác từ nguồn thu khác còn hạn chế.

Tuy nhiên, nếu mức phí năm học mới được áp dụng theo Nghị định 81/2021/NĐ-CP, biên độ tăng rất cao so với năm học trước. Cụ thể, học phí đại học công lập sẽ tăng bình quân 45,7%. Đặc biệt, học phí khối ngành y dược tăng 93%, khối nhân văn - khoa học xã hội tăng 53%, gây khó khăn cho phụ huynh, người học. Vì thế, đa số ý kiến thống nhất việc tăng học phí có thể chậm lại một năm so với lộ trình của Nghị định 81/2021/NĐ-CP.

Bộ GD&ĐT đánh giá, việc lùi lộ trình tăng học phí một năm, biên độ điều chỉnh học phí năm học 2023 - 2024 thấp hơn sẽ giảm áp lực cho người học. Tuy nhiên, các quy định tại Nghị định 81/2021/NĐ-CP về hỗ trợ học phí, miễn giảm học phí với học sinh, sinh viên diện chính sách không thay đổi, nhằm đảm bảo công bằng trong tiếp cận các dịch vụ giáo dục.

Theo đề xuất của Bộ GD&ĐT, trần học phí (mức tối đa được thu) với đại học công lập chưa tự đảm bảo chi thường xuyên năm học tới là 1,25 - 2,45 triệu đồng một tháng, tùy khối ngành, thay vì mức 1,35 - 2,76 triệu đồng. Mức thu hiện nay là 980 nghìn đến 1,43 triệu đồng. Những trường đã tự chủ (tự chi lương, phụ cấp, sửa chữa cơ sở vật chất...), tùy mức độ được thu tối đa bằng 2 - 2,5 lần mức trên, tức 2,4 - 6,15 triệu đồng một tháng. Với chương trình đào tạo đạt kiểm định chất lượng theo tiêu chuẩn của Bộ GD&ĐT hoặc theo tiêu chuẩn nước ngoài, các đại học được tự xác định học phí nhưng phải công khai.

Với bậc mầm non, phổ thông công lập, mức trần học phí với các trường chưa tự đảm bảo chi thường xuyên năm học 2023-2024 dao động từ 30.000 - 650.000 đồng tùy cấp học và khu vực. Với cơ sở giáo dục đã tự chủ, mức trần tối đa gấp 2-2,5 lần mức trên.

Ngoài ra, căn cứ vào mức trần này và tình hình địa phương, Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố quyết định khung học phí bậc mầm non, phổ thông công lập trên địa bàn. Từ năm học 2024-2025, khung và mức học phí được điều chỉnh phù hợp theo điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương, tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế, nhưng không quá 7,5% một năm.

Cùng chuyên mục

Bộ Giáo dục và Đào tạo: Chứng chỉ ngoại ngữ bảo đảm chất lượng vẫn sẽ tiếp tục được sử dụng
Liên quan đến kết quả thanh tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) về việc IDP cấp trái phép hơn 56.000 chứng chỉ IELTS ở Việt Nam, chiều ngày 09/5, Bộ này khẳng định: Các chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài do các đơn vị liên kết tổ chức thi cấp, khi đáp ứng các điều kiện bảo đảm chất lượng, sẽ tiếp tục được sử dụng bình thường theo quy định về thi, tuyển sinh và đào tạo, không ảnh hưởng tới quyền lợi của người được cấp chứng chỉ.
IDP cấp trái phép hơn 56.000 chứng chỉ IELTS ở Việt Nam
Ngày 8/5, Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố kết luận thanh tra việc liên kết tổ chức thi, cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài với Công ty trách nhiệm hữu hạn Giáo dục IDP (Việt Nam), đơn vị đồng sở hữu bài thi IELTS tại Việt Nam.

Tin mới

Bộ Giáo dục và Đào tạo: Chứng chỉ ngoại ngữ bảo đảm chất lượng vẫn sẽ tiếp tục được sử dụng
Liên quan đến kết quả thanh tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) về việc IDP cấp trái phép hơn 56.000 chứng chỉ IELTS ở Việt Nam, chiều ngày 09/5, Bộ này khẳng định: Các chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài do các đơn vị liên kết tổ chức thi cấp, khi đáp ứng các điều kiện bảo đảm chất lượng, sẽ tiếp tục được sử dụng bình thường theo quy định về thi, tuyển sinh và đào tạo, không ảnh hưởng tới quyền lợi của người được cấp chứng chỉ.
Bộ Y tế thu hồi một lô thuốc điều trị ung thư nhập khẩu
Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có Công văn số 1310/QLD-CL gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Công ty TNHH dược phẩm và hóa chất Nam Linh (địa chỉ tại: 915/27/12 đường Lê Văn Lương, ấp 3, xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè, TP. Hồ Chí Minh) về việc thông báo thu hồi thuốc vi phạm mức độ 3.
Google đối mặt với vụ kiện 17 tỷ USD về quảng cáo tại Anh
Công ty mẹ Alphabet của Google đã hối thúc một tòa án ở London bác bỏ vụ kiện tập thể cáo buộc công ty này lợi dụng vị thế thống trị của mình trên thị trường quảng cáo trực tuyến. Đây là vụ kiện mới nhất nhằm vào các hoạt động kinh doanh của “gã khổng lồ” trong mảng tìm kiếm này.